xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cười ra nước mắt

HOÀI PHƯƠNG

Đọc tin các cơ quan thuộc Bộ Công Thương xử phạt 15 triệu đồng đối với Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) vì vụ "nước mắm nhiễm asen" mà cười ra nước mắt.

Cười ra nước mắt - Ảnh 1.

Thực hiện khảo sát rồi công bố chỉ số asen (thạch tín), cụ thể là chủ ý mập mờ tiêu chuẩn về asen tổng và asen vô cơ trong nước mắm truyền thống, khiến hàng chục triệu người tiêu dùng hoang mang và các doanh nghiệp nước mắm truyền thống bị thiệt hại nặng, VINASTAS rõ ràng đã mắc trọng tội song đến giờ mới chỉ có ông phó tổng thư ký hội bị cắt ghế. Và mãi sau một thời gian rất dài vào cuộc, nay Bộ Công Thương mới phạt… nhẹ hều VINASTAS 15 triệu đồng, như gãi ngứa!

Trong khi đó, chỉ không lâu sau khi Bộ Y tế kết luận nước mắm truyền thống an toàn, hàng chục tờ báo đưa tin sai vụ "nước mắm nhiễm asen" bị Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt hành chính từ vài chục đến vài trăm triệu đồng và các báo đều chấp hành nghiêm. Một bên nghiêm khắc và cầu thị, một bên nương tay và thờ ơ, quả không công bằng chút nào.

Phạt thẳng tay những sai phạm như VINASTAS đã gây ra là mong muốn của số đông dân chúng. Xa hơn, phải xóa sổ những tổ chức báo hại kiểu như vậy, phải làm rõ ai đứng trong bóng tối chống lưng cho VINASTAS thực hiện cuộc khảo sát sặc mùi tiền ấy, đó mới là điều người dân trông chờ. Rất tiếc là đã hơn 7 tháng qua, các cơ quan hữu trách chưa giải tỏa được bức xúc của công chúng, đã vậy mà còn ban một mức phạt như trêu tức thiên hạ.

Một vụ khác: Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đòi thu phí tác quyền âm nhạc khi mở tivi tại các khách sạn ở Đà Nẵng. Suy theo Luật Sở hữu trí thuệ thì thu là đúng nhưng cách thức thu thì chẳng giống ai. Ý tưởng khó vậy mà VCPMC cũng nghĩ ra được, thật bái phục!

"Khách sạn mở tivi có âm nhạc phục vụ gián tiếp, dù ít hay nhiều cho doanh thu của khách sạn đó, tức là kinh doanh. Nguyên tắc là tổ chức cá nhân dùng âm nhạc phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì có nghĩa vụ trả tiền" - ông Phó Đức Phương, Giám đốc VCPMC, biện giải sau khi trích dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Công ước Bern (TTO, ngày 25-5).

Có lẽ VCPMC thừa thắng xông lên bởi cũng làm như vậy mà 10 năm qua VCPMC đã thu đậm nhạc phí từ nhiều khách sạn 4-5 sao ở Hà Nội và TP HCM. Khi áp dụng tại Đà Nẵng, các chủ khách sạn đã phản biện: Chúng tôi đã trả tiền thuê bao truyền hình cáp, sao phải đóng thêm phí tác quyền âm nhạc? Nếu nhạc không hay, khách chê và bỏ khách sạn, VCPMC có đền tiền không?...

Chính vì vậy mà ngày 26-5, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) đề nghị VCPMC dừng việc thu phí âm nhạc khi mở tivi ở Đà Nẵng để có lộ trình phù hợp với từng hình thức khai thác, sử dụng tác phẩm. Cục đề nghị VCPMC chỉ làm việc với khách sạn khi khách sạn có sử dụng, khai thác tác phẩm của thành viên thuộc trung tâm, sau đó VCPMC xây dựng biểu giá phù hợp, đàm phán với đơn vị kinh doanh và nhận được sự đồng thuận từ họ rồi mới được thu…

Mấy chuyện trên thật mà như đùa. Các tổ chức nhà nước mỗi khi làm gì cũng phải nghĩ đến thể diện của cơ quan công quyền.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo