Lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế nhà hàng, du thuyền vi phạm
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, khoảng 8 giờ sáng ngày 23-2, lực lượng chức năng ngăn 2 đầu đường Nguyễn Đình Thi, cấm các phương tiện giao thông đi vào để phục vụ công tác cưỡng chế.
Nhiều công nhân, máy móc được huy động phục vụ việc cưỡng chế các nhà hàng nổi neo đậu tại khu vực đường Nguyễn Đình Thi.
Clip cưỡng chế nhà nổi, du thuyền tại hồ Tây
Công nhân đang cắt cầu dẫn ra một nhà nổi khu vực hồ Tây
Quyết định số 35/KH-UBND mới đây của UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) đã yêu cầu tháo dỡ các công trình vi phạm, di dời toàn bộ phương tiện thủy kinh doanh sai phép trên Hồ Tây. Theo đó, các công trình vi phạm, xây dựng trái phép từ số 2-10 đường Nguyễn Đình Thi phải tháo dỡ xong trong tháng 2 này. Riêng các du thuyền, nhà nổi phải được di dời về khu tập kết tại Đầm Bẩy xong trước ngày 10-3.
Quá thời hạn nêu trên, UBND quận Tây Hồ sẽ tổ chức lực lượng cưỡng chế, xử lý vi phạm theo đúng các quy định của pháp luật.
Nhiều máy móc được huy động phục vụ công tác cưỡng chế
Hàng rào barie được dựng lên ngăn người không phận sự vào phía trong khu vực cưỡng chế
Theo thống kê của UBND quận Tây Hồ, hiện trên Hồ Tây có 6 đơn vị lắp đặt sàn cứng, cầu dẫn khung thép, đóng cọc cố định xuống lòng hồ mà không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Trong đó, 4 đơn vị đã ngừng hoạt động kinh doanh nhưng vẫn neo đậu phương tiện thủy và lắp đặt các công trình khác.
Ngoài ra, có 10 đơn vị vẫn đang hoạt động phương tiện thủy, phục vụ kinh doanh giải trí, ăn uống, nuôi trồng, khai thác thủy sản trong phạm vi Hồ Tây mà không được cấp phép.
Tuy nhiên, việc chính quyền khẳng định di dời không có đền bù khiến hàng chục doanh nghiệp (DN) viết đơn cầu cứu đến cơ quan chức năng. Nhiều DN cho rằng họ được thuê mặt nước hồ Tây nhưng đến nay chưa hết hạn, việc di dời sẽ khiến đứng trước nguy cơ phá sản.
Bình luận (0)