xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại biểu sốt ruột là đúng, nhưng nợ công vẫn trong ngưỡng an toàn

Nguyễn Quyết

(NLĐO) - Trước những truy vấn liên tiếp về nợ công tại Quốc hội chiều nay 10-6, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định: Các đại biểu sốt ruột là đúng song mức trả nợ vẫn cho phép… nợ công của vẫn nằm trong ngưỡng an toàn.

 

ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng): Đề nghị Bộ trưởng cho biết Chính phủ có phải đứng ra để trả nợ thay cho 2 tập đoàn Vinashin và Vinalines hay không
ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng): Đề nghị Bộ trưởng cho biết Chính phủ có phải đứng ra để trả nợ thay cho 2 tập đoàn Vinashin và Vinalines hay không

 

Như được dự báo, vấn đề nợ công đã làm “nóng” phiên chất vấn tư lệnh ngành Tài chính Đinh Tiến Dũng chiều nay 10-6 với nhiều câu hỏi của các đại biểu (ĐB) Quốc hội.

Vấn đề nợ công được ĐB Lê Thị Công (Bà Rịa - Vũng Tàu) đặt ra như một yêu cầu cấp bách: “Hiện nay nền kinh tế nhiều khó khăn, thu ngân sách thấp, nợ công tăng cao nhưng Bộ Tài chính vẫn báo cáo là nợ công an toàn - đề nghị Bộ trưởng trả lời rõ liệu nợ công có thực sự an toàn hay không? Làm sao chúng ta có đủ khả năng trả nợ? Giải pháp nào để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia?”

ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đề nghị Bộ trưởng trả lời cụ thể về khoản nợ hiện nay của 2 tập đoàn Vinashin và Vinalines. “Chính phủ có phải đứng ra để trả nợ thay cho 2 tập đoàn này hay không?” - ĐB đại diện cho Đà Nẵng hỏi.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trả lời: Theo số liệu tuyệt đối, trong những năm gần đây, nợ công đều có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, bàn đến vấn đề này cần chú ý đến 2 yếu tố: Cơ cấu nợ công và khả năng trả nợ. Trên cơ sở này, nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, thấp hơn các chỉ tiêu được QH và chính phủ phê chuẩn.

Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn vốn của Nhà nước tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế cho đầu tư phát triển còn chưa lớn, để có nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước, cần phải huy động nguồn tài chính bổ sung cho đầu tư phát triển, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nợ công gia tăng trong thời gian qua.

Tuy nhiên, nếu so với GDP thì tỷ lệ thay đổi không nhiều (tỷ lệ nợ công trên GDP qua các năm là 51,7% (2010); 50,1% (2011); 50,8% (2012) và 54,1% (ước tính 2013). Như vậy, nợ công hiện vẫn ở dưới mức theo quy định của Nghị quyết của Quốc hội là 65%. “Chúng tôi cho rằng, cùng với tăng trưởng GDP kết hợp khả năng trả nợ tiếp tục duy trì” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định.

 

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng: Nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng: Nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn

 

Theo Bộ trưởng Dũng, thời điểm trả nợ rất quan trọng. Về cơ cấu nợ công, khoảng 50% là nợ nước ngoài với điều kiện vay cơ bản là ưu đãi với thời gian đáo hạn còn lại khoảng 15 năm; 50% còn lại là khoản vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn phần lớn nằm trong khoảng từ 2- 5 năm.

Bộ trưởng Tài chính cho biết vừa qua kinh tế khó khăn nên thời hạn huy động ngắn, tuy nhiên số lượng đang ít. Khoảng 30% huy động trong nước ở thời gian trả nợ trong vòng 1-3 năm. Tỉ lệ trả nợ hàng năm tổng số vượt ngưỡng 25%, trong đó có 10% số vay đảo nợ. Song vay đảo nợ nếu không phát sinh nghĩa vụ nợ mới thì không ảnh hưởng đến nợ công. Do vậy, nếu trừ nghĩa vụ vay trả nợ thì chúng ta vẫn nằm dưới mức 25%. Từ nay đến 2016, 2017, 2018 đều nằm dưới 25%.

Người đứng đầu Bộ Tài Chính đưa ra giải pháp: “Vấn đề đặt ra là phải huy động được vốn để vừa phục vụ phát triển mới vừa vay trả nợ. Các đại biểu sốt ruột là đúng song mức trả nợ vẫn cho phép… Việc điều hành trong thời gian tới bố trí ngân sách trả nợ, huy động nguồn lực trong nước cần tính chuyện dài hơi, dài hạn hơn. Mặt khác, phải tăng cường quản lý vốn vay. Phải tính toán hạn mức bảo lãnh của Chính phủ hàng năm”.

Về vấn đề nợ của Vianshin và Vinalines, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả quốc gia phát triển, cũng phải tham gia vào can thiệp vào nợ của doanh nghiệp khi cần thiết. Đối với Việt Nam thì đã cấp bảo lãnh của Chính phủ để cấp lại nợ cho Vinashin. Việc xử lý nợ cũng chỉ trong giới hạn công ty mẹ là tập đoàn Vinashin và 8 công ty con.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo