xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đầu hàng… con rắn!

An Quý

Nạn rắn lục đuôi đỏ tấn công người đã rộ lên cả tháng qua. Từ ĐBSCL ra đến Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng rồi Nghệ An…, ngày nào cũng có hàng chục ca nhập viện do bị loài này cắn.

Chỉ riêng tỉnh Tiền Giang, từ đầu năm đến nay đã có gần 1.000 người nhập viện do rắn lục đuôi đỏ cắn, chưa kể số người tự điều trị ở nhà.

Trong lúc người dân hoang mang thì các đơn vị hữu quan im lặng. Im lặng vì không tìm được nguyên nhân chính xác vì sao rắn lục đuôi đỏ bùng phát; im lặng vì bí giải pháp giúp dân phòng tránh, diệt trừ?

Ngay cả những cơ quan chuyên môn về sinh vật cũng nêu nhận định rất khác nhau về loài rắn này. Về nguyên nhân, có vị nói do môi trường sống tự nhiên của rắn lục bị thu hẹp, có vị nói do biến đổi khí hậu. Về tác hại, có chuyên gia nói rắn lục đuôi đỏ độc nhưng vết cắn chỉ gây thương tích chứ không chết người và cũng không chủ động tấn công, trừ khi bị đe dọa; chuyên gia khác thì bảo loài này hễ gặp người là cắn và có nọc cực độc, gây chết người.

Có lẽ phải đến khi các chuyên gia này bị rắn lục đuôi đỏ cắn thì các vị mới đưa ra nhận định chính xác được, chứ nói kiểu ấy thì người dân chẳng biết đâu mà tin. Thế nên, họ đã phải tự cứu mình bằng cách phát quang bờ bụi, hàng rào; trồng sả hay rải củ nén quanh nhà; tổ chức nhiều đoàn đi bắt rắn. Có nơi như huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An thu mua mỗi con rắn lục đuôi đỏ với giá 20.000 đồng.

Tất cả những cách làm trên chỉ mang tính tạm thời, chưa nói là thất bại bởi vừa gây nguy cơ tận diệt, mất cân bằng sinh thái vừa thể hiện sự bất lực của giới hữu trách trong việc gìn giữ, bảo vệ cuộc sống an toàn cho người dân. Tiền thu mua rắn cũng là tiền từ thuế của người dân đóng. Nói rộng ra, trong bất cứ trường hợp nào, nhà chức trách công không thể lấy tiền của người dân mà chi dùng kiểu như vậy trong khi bộ máy của mình chưa làm được việc.

Mà nào chỉ mỗi chuyện rắn lục đuôi đỏ. Đã có nhiều trường hợp cơ quan hữu trách im lặng hoặc lúng túng mặc người dân lo ngay ngáy. Một dạo, xe máy và ô tô liên tục bốc cháy, nguyên nhân vì sao đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Trước đó, ở khu vực cầu Câu Lâu (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) phát hiện dấu chân “thú lạ”, nghi là cọp, dân sợ phát khiếp. Ngành kiểm lâm tỉnh làm đủ kiểu, từ mai phục, đo vẽ đến đổ thạch cao lấy mẫu… mà vẫn không xác định được chân beo, chân gấu hay chân cọp. Đến khi một hộ dân gần đó đưa con chó bẹc-giê nhà mình ra ướm thử thì đích thị đó chỉ là dấu chân chó!

Các cơ quan chuyên môn phải hơn người dân “nhiều cái đầu” về lĩnh vực chuyên trách của mình. Khi hữu sự, người dân cần được cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để yên tâm hoặc có cách ứng phó. Đằng này, đã qua nhiều vụ cho thấy các cơ quan chuyên môn còn yếu… chuyên môn. Thế nên, đến con rắn mà cũng chịu thua là vậy!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo