Đây là sự kiện lớn nhất từ trước tới nay tại TP Đà Nẵng, không chỉ tạo nên dáng vóc hoành tráng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà còn là cầu nối để phát triển kinh tế vùng, cụ thể là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Đặc biệt, cả 3 công trình đều có những nét độc đáo, thẩm mỹ riêng và là những công trình được thiết kế vĩnh cửu” - ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết.
Công trình của những kỷ lục thế giới
Còn công trình cầu Trần Thị Lý có chiều dài 731 m, rộng 34,5 m, gồm 6 làn xe, lề bộ hành mỗi bên. Kết cấu chính là nhịp dây văng dài 230 m, 1 trụ tháp nghiêng có chiều cao 145 m so với mực nước biển, đã tạo nên một cây cầu độc đáo thứ 7 bắc qua sông Hàn.
Nhân kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng Đà Nẵng (29.3.1975 - 29.3.2013), lãnh đạo Tập đoàn Sun Group sẽ khánh thành và đưa vào hoạt động tuyến cáp treo thứ 3 ở Khu Du lịch Bà Nà Hills, đạt 4 kỷ lục thế giới do tổ chức Guinness World Records công nhận: Tuyến cáp treo có chiều dài cáp dài nhất thế giới (5.771,61 m), tuyến cáp có chênh lệch độ cao trên 1 hành trình lớn nhất thế giới (1.368,93 m), tuyến cáp có tổng chiều dài cáp dài nhất trong tất cả các loại hình cáp treo hiện có trên thế giới (11.587 m) và tuyến cáp có trọng lượng nặng nhất thế giới (141,24 tấn). Tuyến cáp 3 có 86 cabin (sức chứa 10 người/cabin) sẽ nâng tổng công suất phục vụ của 3 tuyến cáp lên đến 3.000 khách/giờ và rút ngắn hành trình từ chân núi lên đỉnh núi là 17 phút, ước tính sẽ đón khoảng 1 triệu lượt khách trong năm 2013.
Động lực phát triển kinh tế - xã hội
Việc đưa 2 chiếc cầu Trần Thị Lý và cầu Rồng vào hoạt động sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ông Đặng Việt Dũng nhấn mạnh 2 chiếc cầu này sẽ trở thành trục chính của TP theo hướng Đông - Tây, nối liền trung tâm hành chính phía bờ Tây và khu du lịch biển phía Đông sông Hàn, cũng là tuyến ngắn nhất nối sân bay Đà Nẵng với các trục giao thông quan trọng khác của TP, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai, bảo đảm thông xe, cảnh quan, môi trường đô thị. Đặc biệt, cầu Rồng sẽ được xem là biểu tượng mới của Đà Nẵng, một điểm nhấn du lịch của TP.
Theo nhiều người dân của TP Đà Nẵng, khi cầu Rồng hoàn thành, muốn đi tắm biển T20, họ không còn phải đi vòng xuống cầu sông Hàn mà chỉ cần qua cầu Rồng là đến biển. Hơn nữa, vào giờ cao điểm (từ 17 giờ đến 19 giờ), cầu sông Hàn cấm ô tô qua lại, nhiều người đi taxi tắm biển phải chạy vòng lên cầu Nguyễn Văn Trỗi, thậm chí chạy lên cầu Tuyên Sơn rồi mới qua biển Phạm Văn Đồng để tắm. “Bây giờ có cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, không còn cảnh chạy vòng như trước, không còn cảnh kẹt xe vào giờ cao điểm hay mùa lễ hội như trước” - bà Trần Thị Hạnh, phường Nam Dương, Hải Châu, phấn khởi nói.
Được lòng dân Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, trong những thành tựu đạt được, tốc độ đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị được xem là nổi bật nhất của TP Đà Nẵng. Từ chỗ “quay lưng” với biển, Đà Nẵng đã kiến thiết để có 2 mặt tiền là biển và làm cho sông Hàn ngày càng đẹp hơn. Để xây dựng TP được như hôm nay, gần 90.000 hộ dân phải giải tỏa, di dời. “Chính sự đồng thuận, ủng hộ của người dân là nguồn lực mạnh mẽ, cổ vũ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của TP. Đây chính là bài học lớn và sâu sắc nhất của Đà Nẵng trong suốt chặng đường qua” - ông Tuấn nhấn mạnh. |
Bình luận (0)