xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đến năm 2020, TPHCM sẽ giảm ngập!

Ánh Nguyệt

UBND TPHCM vừa ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ IX về chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2011-2015; giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020.

Theo kế hoạch này, TP sẽ được giảm ngập đáng kể, đồng thời đầu tư nhiều hơn cho giao thông tĩnh cũng như hệ thống vận tải hành khách công cộng.

 
Đẩy nhanh tiến độ các dự án thoát nước
 
Mục tiêu của chương trình giảm ngập nước trong giai đoạn 2011-2015 là giải quyết cơ bản tình trạng ngập nước do mưa và do triều cường tại khu vực trung tâm TP (khoảng 100 km2), kéo giảm tình trạng ngập nước ở các quận 6, 11, Tân Phú, Bình Tân và một phần quận 8, Bình Thạnh.
 
Đối với 5 vùng thoát nước còn lại (khoảng 580 km2), phấn đấu giảm 70% các điểm ngập do mưa và 50% các điểm ngập do triều cường, đồng thời ngăn chặn không cho phát sinh điểm ngập mới.
 
img

Đường Mai Thị Lựu (quận 1) thường bị ngập khi trời mưa lớn. Ảnh: PHẠM DŨNG

 
Nhiều giải pháp được UBND TP đặt ra để hoàn thành những mục tiêu trên, trong đó chú trọng đến biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các giải pháp giảm ngập nước và bảo đảm tiến độ thực hiện các chương trình, dự án chống ngập trên địa bàn TP theo hướng ưu tiên tháo gỡ, khó khăn để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án chống ngập giai đoạn 2005-2010, gồm: Vệ sinh môi trường TP lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè; cải thiện môi trường nước lưu vực Bến Nghé – Tàu Hũ – kênh Đôi – kênh Tẽ giai đoạn 1 và 2; cải thiện vệ sinh và nâng cấp đô thị lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm; cải tạo kênh Ba Bò, dự án đê bao bờ hữu sông Sài Gòn từ Vàm Thuật (quận 12) đến Tỉnh lộ 8 (huyện Củ Chi) và bờ tả sông Sài Gòn (từ cầu Bình Phước đến rạch Cầu Ngang, quận Thủ Đức).
 
Bên cạnh đó, TP cũng tập trung đẩy mạnh công tác chuẩn bị đầu tư các dự án tiêu thoát nước và xử lý nước thải cho các vùng phía Bắc, Tây, Đông Nam, Đông Bắc và vùng phía Nam TP.
 
Làm mới 210 km đường
 
Theo kế hoạch, đến năm 2015, mật độ đường giao thông được nâng lên thành 1,87 km/km2, tỉ lệ đất dành cho giao thông đạt 8,18%, đáp ứng được 15% nhu cầu vận tải hành khách công cộng, giảm dần số vụ ùn tắc giao thông, song song đó giảm 5% số vụ, số người chết, số người bị thương vì tai nạn giao thông.
 
Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông như đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài, Liên Tỉnh lộ 25B, cầu Sài Gòn 2…, TP còn chú trọng triển khai hệ thống thu phí đậu xe trong khu trung tâm, nghiên cứu các biện pháp nhằm hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.
 
Ngoài ra, TP cũng đầu tư cải tạo các nút giao thông quan trọng như ngã tư Hàng Xanh, bùng binh Cây Gõ, vòng xoay Dân Chủ, Phú Lâm, An Lạc, Lăng Cha Cả, ngã tư An Sương, các nút giao trên đường Nguyễn Văn Linh…
 
Ngoài việc phát triển và kiện toàn hệ thống vận tải hành khách công cộng, TP sẽ tổ chức các tuyến xe buýt nhanh khối lượng lớn, dần dần đưa vào sử dụng thẻ thông minh vào năm 2013 thay cho vé xe buýt thông thường.
 

Việc xây mới và đưa vào sử dụng 50 cây cầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng mà TP hướng tới trong kế hoạch giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo