* Phóng viên: Trong báo cáo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Quốc hội có nêu khái niệm “xây dựng lực lượng doanh nghiệp dân tộc”. Khái niệm này được hiểu theo nghĩa nào, thưa bộ trưởng?
- Bộ trưởng Võ Hồng Phúc: Doanh nghiệp dân tộc được hiểu theo nghĩa chung nhất là các doanh nghiệp trong nước. Cụ thể, trong báo cáo của Thủ tướng, được hiểu là hình thành các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn trong nước như Hàn Quốc, Nhật Bản đã làm.
Hướng tới tăng trưởng theo chất lượng, chú trọng công nghiệp cao
* Việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc có phải mục đích là trong tương lai, VN sẽ có những tên tuổi, thương hiệu quốc tế?
- Đây là ý tưởng mới cần phải làm rõ trong thời gian tới. Tuy nhiên, báo cáo của Thủ tướng đã khẳng định việc khẩn trương xây dựng và thực hiện một bước đề án tái cấu trúc nền kinh tế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và giá trị nội địa. Có nghĩa là sẽ phải có những chính sách cụ thể để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước lớn mạnh, đủ sức khẳng định mình trên thị trường quốc tế.
Việc “xây dựng lực lượng doanh nghiệp dân tộc” quan hệ chặt chẽ với việc “phát huy nội lực”. Thời gian qua, việc chủ động kiềm chế lạm phát và chống suy giảm kinh tế đều dựa phần lớn vào các doanh nghiệp trong nước.
Các doanh nghiệp VN trong tương lai sẽ có những tên tuổi, thương hiệu quốc tế. Trong ảnh: Công ty Bê tông 620 làm việc với các chuyên gia Nhật Bản trên công trường xây dựng cầu đường ở TPHCM. Ảnh: N. HỮU
* Giai đoạn phát triển 2010-2020, khi bàn về mô hình tăng trưởng, các chuyên gia đều khẳng định mô hình tăng trưởng của VN trong 20 năm qua đã thành công rực rỡ. Thế nhưng, có chuyên gia lại đánh giá mô hình tăng trưởng này đã đến ngưỡng?
- Đúng thế. Nhưng không phải thay đổi mô hình tăng trưởng mà là không ngừng cải thiện mô hình và cơ cấu lại nền kinh tế - thực chất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong quá trình phát triển, mỗi giai đoạn phải luôn luôn điều chỉnh mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế cho phù hợp với mức độ và xu thế phát triển của từng thời kỳ.
Nếu chỉ chạy theo mô hình tăng trưởng chiều rộng dựa vào lợi thế lực lượng lao động là chính thì sẽ không duy trì được lâu. Phải hướng tới tăng trưởng theo chất lượng, chú trọng vào một số lĩnh vực công nghiệp cao và một số lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng cao.
Chọn đầu tư những lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh
* Nhiều người ví von rằng VN có một nền “kinh tế quả mít”, nghĩa là lĩnh vực nào cũng phát triển mũi nhọn nhưng không lĩnh vực nào có chiều sâu. Việc tái cấu trúc nền kinh tế cũng đồng nghĩa với việc phải xác định lại các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn?
- VN không gọi là lĩnh vực mũi nhọn mà lựa chọn những lĩnh vực VN có lợi thế cạnh tranh để đầu tư. Những lĩnh vực VN có lợi thế cạnh tranh là công nghiệp chế tạo và một số lĩnh vực công nghệ cao. Bên cạnh đó, VN là một nước nông nghiệp, lợi thế nông nghiệp rất lớn để phát triển công nghiệp chế biến nông sản. VN không ngừng nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp bằng công nghệ mới, công nghệ sinh học. VN còn có lợi thế về công nghiệp khi có hàng loạt bãi biển đẹp, các di sản thế giới, thị trường tài chính tiền tệ...
* Việc tái cấu trúc nền kinh tế liên quan chặt chẽ đến mục tiêu đến năm 2020, VN trở thành nước công nghiệp. Vậy mục tiêu của VN sẽ ngang với các quốc gia nào?
- Mục tiêu của VN là đến năm 2020 đạt trình độ trung bình của thế giới. Tính theo thu nhập bình quân khoảng 3.000 – 3.300 USD/người, nhỉnh hơn thu nhập của
Huy động nội lực để phát triển
(Trích báo cáo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội ngày 20-10) |
Bình luận (0)