xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đô thị giàu có - nhân văn

Dương Quang

Đọc bản tin “Cơm 2.000 đồng đạt mốc 1 triệu suất ăn” trên Báo Người Lao Động cách đây ít hôm, tôi nghĩ mô hình của Quỹ Từ thiện tình thương TP HCM và chuỗi các quán cơm 2.000 đồng mang tên Nụ Cười đã chạm tới đỉnh cao của thiện nguyện.

Bởi trước tiên, hoạt động ấy khởi nguồn từ tấm lòng yêu thương chân thật và bền bỉ. Ba năm qua, đã có hơn 8.000 lượt nhà hảo tâm đóng góp 18,6 tỉ đồng và rất nhiều hiện vật, thực phẩm, mặt bằng…; toàn bộ tiền ủng hộ được chuyển cho người thụ hưởng. Đặc biệt, Quỹ Từ thiện tình thương TP HCM được giám sát tài chính, kiểm toán bởi Công ty Ernst & Young.

Ở Việt Nam, có quỹ từ thiện nào cần đến kiểm toán như thế! Sự minh bạch ấy nói lên tinh thần trách nhiệm, sòng phẳng và đó chính là yếu tố để chiêu tập được thêm nhiều mạnh thường quân.

 


Quán cơm Nụ Cười 3 lúc nào cũng đông vui với 2.000 đồng/suất. Ảnh: SỸ ĐÔNG

Quán cơm Nụ Cười 3 lúc nào cũng đông vui với 2.000 đồng/suất. Ảnh: SỸ ĐÔNG

 

Hiện Quỹ Từ thiện tình thương TP HCM chuẩn bị khai trương quán Nụ Cười 7 và thử nghiệm chương trình tín dụng vi mô “Vay vốn xóa nghèo”…

Tại TP HCM, hoạt động thiện nguyện kiểu như vậy có rất nhiều, làm đẹp thêm phẩm chất hào sảng, trọng nghĩa khinh tài xưa nay của cư dân Nam Bộ.

Tích cũ đã kể về truyền thống cư xử tình nghĩa, nhân hậu của người Sài Gòn - TP HCM. Sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức và “Sài Gòn năm xưa” của Vương Hồng Sển cùng viết chuyện ông Thủ Huồng (Thủ Huồn), tên thật là Võ Hữu Hoằng (sau gọi thành Võ Thủ Hoằng), xuất thân từ chốn nha môn nên khấm khá, đem tiền mua vật dụng dựng nhà bè trên ngã ba sông Sài Gòn, che lợp phòng ốc, sắm đủ bếp núc, gạo, củi và đồ ăn để dưới bè cho hành khách tùy ý dùng mà không bắt phải trả tiền. Ai lỡ bước đến chỗ “Nhà Bè nước chảy chia hai” đều được ông Thủ Huồng giúp đỡ…

Sống tình nghĩa là đạo lý của dân tộc ta. Nam Bộ cũng vậy, vốn là nơi hội tụ của lưu dân tứ xứ, mỗi người mỗi cảnh nên khi cùng về sống chung trên một con đất, mọi người tất biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Hơn 300 năm Sài Gòn - TP HCM hình thành và phát triển, truyền thống đó vẫn được duy trì và ngày càng nhân rộng. Khi kinh tế bùng nổ, ở một số đô thị lớn, cơn lốc đô thị hóa đã cuốn phăng hoặc làm lu mờ phẩm sắc tình nghĩa của thị dân. Ở TP HCM thì ngược lại, khi cuộc sống càng phát triển, xã hội càng phức tạp thì yếu tố tình nghĩa lại nổi bật lên như một dấu ấn, trở thành bản sắc của thành phố, nhờ được vun bồi qua nhiều thế hệ, nhờ được tiếp nối, sẻ chia và làm tỏa sáng bởi bao người, bao nhà.

Lẽ dĩ nhiên, không tránh được tiếng thở dài trước những vấn đề còn ngổn ngang như cướp giật, ngập nước, kẹt xe… cùng bao ngang trái xảy ra trong cuộc sống mỗi ngày. Với một đô thị mở như TP HCM, cần chấp nhận điều ấy. Phải ghi nhận rằng thành phố đã làm được nhiều thứ, giàu có hơn và nhân văn hơn; đa số người dân chọn nơi này sinh sống, lập nghiệp đều “được” nhiều hơn “mất”.

TP HCM đang nỗ lực xây dựng “Thành phố nghĩa tình”. Nội hàm “nghĩa tình” rất rộng, đó còn là giá trị văn hóa - tinh thần, là nền tảng cho sự phát triển và hội nhập quốc tế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo