xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp sợ quy hoạch tuyến vận tải khách

Nguyễn Thế

Nhiều ý kiến đề xuất nên bỏ quy định quy hoạch tuyến vận tải khách cố định để phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân

Để quản lý hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt quy hoạch mạng lưới tuyến liên tỉnh đường bộ năm 2020 định hướng đến năm 2030. Các doanh nghiệp (DN) vận tải phải dựa trên quy hoạch được công bố để khai thác tuyến.

Cản trở doanh nghiệp?

Theo đại diện lãnh đạo Hiệp hội Vận tải Hà Nội, trước đây, việc quản lý tuyến có sự phân cấp. Các Sở GTVT quản lý các tuyến có cự ly dưới 300 km, còn các tuyến trên 1.000 km thì Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT quản lý. Sau đó, Bộ GTVT quản lý toàn bộ dựa trên quy hoạch tuyến cố định. Tuy nhiên, điều đáng nói, quy hoạch này thay đổi liên tục khiến DN cũng như hành khách gặp khó khăn.

Cụ thể, ngày 26-6-2015, Bộ GTVT ban hành Quyết định số 2288/QĐ-BGTVT phê duyệt quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Chỉ 4 tháng sau, bộ này ban hành Quyết định số 3848/QĐ-BGTVT điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 2288. Tiếp đó, ngày 15-1-2016, Bộ GTVT lại ban hành Quyết định số 135/QĐ-BGTVT điều chỉnh, bổ sung Quyết định 2288/QĐ-BGTVT.

Qua nhiều lần đề nghị bỏ quy hoạch tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cho rằng vận tải khách luôn phải thay đổi theo nhu cầu của xã hội. Chẳng hạn, nay DN chạy tuyến này có hiệu quả nhưng sau đó thua lỗ, không có khách, DN muốn bỏ tuyến đó để đầu tư tuyến khác thì lại phải xin bộ. "Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của các địa phương và khiến DN rất mệt mỏi" - ông Liên nói.

Còn ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty CP Vận tải thương mại và dịch vụ Đất Cảng (Hải Phòng), khẳng định quy hoạch tuyến là rào cản đối với DN. Thông thường theo quy định, nhà nước đưa ra quy hoạch luồng tuyến, bến đi, bến đến. Trên cơ sở quy hoạch này, DN lựa chọn tuyến để khai thác. Cơ quan quản lý chỉ nên quy hoạch công suất khai thác của bến với số lượng xe cụ thể, còn quyền lựa chọn bến đi, bến đến là do sở GTVT 2 đầu căn cứ vào tình hình thực tế DN đề nghị để quyết định.

Doanh nghiệp sợ quy hoạch tuyến vận tải khách - Ảnh 1.

Nhiều người cho rằng quy hoạch luồng tuyến vận tải xe khách tuyến cớ định đang gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trong ảnh: xe khách hoạt động ở bến xe Mỹ Đình, Hà Nội Ảnh: VĂN DUẨN

Nhà nước phải quản lý

Đối với vấn đề này, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, nhấn mạnh mọi lĩnh vực đều phải có quy hoạch, nhất là đối với vận tải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thanh, cho rằng nhà nước phải quản lý quy hoạch. Nhà nước phải định hướng cho phát triển thị trường vận tải, không thể chạy theo đề nghị của DN rồi điều chỉnh quy hoạch, bổ sung thêm luồng tuyến bởi sẽ dẫn đến tình trạng nốt (mỗi lần xe xuất bến) của DN vào sau "đè" lên nốt cũ của DN đang hoạt động. Quyền quy hoạch thuộc về nhà nước, nếu quy hoạch còn thiếu sót thì nhà nước phải khắc phục.

"Tuy nhiên, chỉ nên quy hoạch tần suất chạy xe trên tuyến, không nên quy hoạch rõ tài, nốt. Mà tài, nốt nên để DN quyết định và tạo mọi điều kiện cho DN hoạt động đúng quy hoạch. Quy hoạch phải ổn định, ít nhất là 6 tháng hay 1 năm mới nên bổ sung điều chỉnh tuyến mới" - ông Thanh nêu.

Ông Đào Việt Long, Trưởng Phòng Quản lý vận tải Sở GTVT Hà Nội, cũng cho rằng việc đề xuất bỏ luồng tuyến là do DN muốn quay lại hình thức trước đây là cơ chế "xin - cho", đó là DN được quyền khảo sát tuyến và đề xuất xin chấp thuận tuyến đã khảo sát.

"Quy hoạch luồng tuyến hiện nay là quy hoạch mở, DN có quyền chủ động hơn và không phải đi lại nhiều bằng việc đăng ký khai thác tuyến được niêm yết công khai, minh bạch. Cơ quan quản lý nhà nước không cần ra văn bản chấp thuận tuyến" - ông Long khẳng định.

Địa phương mất quyền chủ động

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội dẫn ví dụ câu chuyện xe khách của các tỉnh đang chạy qua đường Vành đai 3 Hà Nội để lên phía Bắc. Nhằm tránh ùn tắc, Hà Nội kiến nghị thay đổi đường đi thì phải tổ chức hội thảo, báo cáo HĐND TP và UBND TP phải có văn bản gửi Bộ GTVT để xin chấp thuận. Đến khi Bộ GTVT có văn bản chấp thuận thì Hà Nội mới thực hiện được. Thực tế này đang tước đi quyền chủ động củađịa phương.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo