xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dự báo sai, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận trách nhiệm

Thái An

Năm 2008, năm hiếm hoi lúa vừa được mùa vừa được giá nhưng nông dân đã không được lợi vì những dự báo sai sản lượng, dẫn đến ngừng ký hợp đồng xuất khẩu để bảo đảm an ninh lương thực trong nước. Thiệt hại lớn này đã được ĐBQH đặt ra với Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát

Chỉ nông dân gánh trách nhiệm an ninh lương thực?

Giữa tháng 4-2008, giá gạo trên thế giới tăng gấp 4 lần so với giá bình quân năm 2007. Đến giữa tháng 5, giá thế giới lên tới 945 USD/tấn, do biến động giá thế giới, giá lúa trong nước có lúc lên đến 6.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do dự báo của Bộ NN-PTNT về nguy cơ mất mùa, Chính phủ đã chỉ đạo tạm ngừng ký mới hợp đồng xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, sau đó, cả nước được mùa lớn và đến nay, giá lúa tại đồng bằng sông Cửu Long rớt xuống còn dưới 4.000 đồng/kg.

“Trách nhiệm của Bộ NN-PTNT là chỉ đạo, theo dõi liên tục, báo cáo với Chính phủ về tình hình sản xuất và dự báo sản lượng. Nhưng thực tế vụ đông xuân cả nước tăng thêm 750.000 tấn, cao hơn nhiều so với dự báo. Qua việc này, chúng tôi thấy cần phải bám sát đồng ruộng hơn nữa để có dự báo chính xác và báo cáo kịp thời với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan giúp cho công tác điều hành sát hơn, linh hoạt hơn, bảo đảm lợi ích của bà con. Chúng tôi đã chấn chỉnh công tác dự báo trong bộ”. Bộ trưởng Cao Đức Phát giải trình trước chất vấn của ĐB Lê Thanh Liêm (Long An).

“Tại sao Chính phủ cứ để cho nông dân chịu trách nhiệm về an ninh lương thực một mình? Không lẽ vì lý do đó mà cứ để họ chịu thiệt hoài? Dự báo sai, ai chịu trách nhiệm này và bộ có xử lý ai chưa?” – ĐB Liêm truy vấn tiếp.

“Trách nhiệm về việc dự báo sai thuộc về cá nhân tôi. Tôi chịu trách nhiệm trước Chính phủ và QH và xin nhận mọi hình thức kỷ luật của QH” - ông Phát nhận lỗi.

Ông Phát giải thích, giá lúa gạo xuống, vì thế Chính phủ đã chỉ đạo 2 tổng công ty lương thực thu mua gần 800.000 tấn lúa, sắp tới sẽ mua tiếp 300.000 tấn nữa, dù có phải bù lỗ. Ông kêu gọi ĐBQH và bà con nông dân chia sẻ cách điều hành của Chính phủ. Trong những tình huống đặc biệt, cần cân nhắc sự ổn định của xã hội, đất nước chứ không phải “chỉ để mình bà con nông dân gánh chịu toàn bộ những thua thiệt đó”.

“Đây không phải lần đầu nông dân bị thiệt hại do ngừng xuất khẩu gạo. Bộ trưởng có đề xuất gì để bù đắp những thiệt hại cho người trồng lúa”- ĐB Liêm chưa thôi. Người đứng đầu ngành nông nghiệp xin “tiếp thu để nghiên cứu”.

Bao giờ thu nhập người nông dân nâng lên 2,5 lần?

Một năm trước, tại kỳ họp thứ 2, kết thúc phần chất vấn, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu Bộ trưởng NN-PTNT tiếp tục đào sâu suy nghĩ, có những giải pháp để giải quyết từng vấn đề một cách mạch lạc, từng bước thu hẹp khoảng cách, ít nhất không cho dãn ra xa hơn nữa đời sống giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng. Đến 2020, nâng cao thu nhập của nông dân gấp trên 2,5 lần, cải thiện toàn diện đời sống nông thôn.

“Là tư lệnh lĩnh vực, bộ trưởng tham mưu, đề xuất Chính phủ có giải pháp gì, lộ trình bao lâu để người nông dân có lợi nhuận 40%” – ĐB Trần Văn Kiệt (Vĩnh Long) hỏi.

Đáp lại, ông Phát nói đây là tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ, để đạt được phải có một kết hoạch gồm nhiều nội dung, kết hợp giữa điều hành sản xuất để hạ giá thành sản xuất, làm tốt hơn khâu chế biến, tiêu thụ để duy trì giá có lợi cho nông dân. Tuy nhiên, ông nói trách nhiệm thuộc về lý do khách quan – phụ thuộc vào thị trường thế giới luôn có biến động. “Quan trọng là phải theo dõi sát sao, điều hành linh hoạt để trong mọi tình huống tìm giải pháp có lợi nhất cho nông dân. Còn cam kết “cứng” thì tôi không thể cam kết trong điều kiện biến động về cả hai phía sản xuất và thị trường”.

ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn):

Mong thẳng thắn như Bộ trưởng Cao Đức Phát

Tôi ấn tượng mạnh mẽ với tinh thần thẳng thắn, dám nhận trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát. Sự thẳng thắn đó của Bộ trưởng Cao Đức Phát là đáng kính trọng. Tôi mong các vị bộ trưởng, trưởng ngành khác khi trả lời chất vấn trước QH cũng có thái độ thẳng thắn với công việc, trách nhiệm của mình như Bộ trưởng Cao Đức Phát.

Bộ trưởng đã có tinh thần trách nhiệm cao khi tự phê bình thì cũng nên có tinh thần phê bình cao như vậy đối với các cơ quan, cán bộ thuộc thẩm quyền của mình để xác định cần làm gì để khắc phục những thiếu sót, tồn tại thời gian qua. QH cũng cần theo dõi xem bộ trưởng nhận trách nhiệm như vậy và sẽ làm gì để khắc phục nhằm làm cho công việc được tốt hơn. QH nên ghi nhận những điều đó nếu có nghị quyết về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này.

P. Dương ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo