xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đu dây giữa rừng cao su cứu 3 cháu bé khỏi trận ngập lịch sử

Như Phú

(NLĐO) – Nước ngập tới 2 m, cụ già cùng 3 cháu bé núp trong chuồng gà giữa rừng cao su kêu cứu. Cán bộ lực lượng cứu hộ đu dây đến giải cứu nhưng giữa đường anh bị chuột rút, chân trái cứng đơ.

Sáng 27-9, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Bình Dương nhận định trận ngập cục bộ do mưa xảy ra ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đêm 26-9 là trận ngập sâu nhất từ trước đến nay tại tỉnh.

Hàng loạt chiến sĩ Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về cứu nạn & cứu hộ (thuộc Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Bình Dương) đã xuất quân cứu 10 người bị cô lập tại xã Phú Chánh và 30 người bị cô lập tại phường Tân Hiệp (đều thuộc Tân Uyên).


Một cháu bé được di tản khỏi điểm ngập tại phường Tân Hiệp, Tân Uyên. Vùng này tối 26-9 chỗ ngập sâu nhất đến 1,5 m

Một cháu bé được di tản khỏi điểm ngập tại phường Tân Hiệp, Tân Uyên. Vùng này tối 26-9 chỗ ngập sâu nhất đến 1,5 m


Chiến sĩ cứu hộ Bình Dương tìm người để đưa ra khỏi khu trọ tại Tân Hiệp

Chiến sĩ cứu hộ Bình Dương tìm người để đưa ra khỏi khu trọ tại Tân Hiệp

Tại xã Phú Chánh, mưa và nước suối đổ từ thượng nguồn gây ngập sâu đến 2 m. Nơi đây có 10 người dân mắc kẹt. Trong đó, có 4 thanh niên bơi ra đường nhưng nước chảy xiết như thác lũ nên đành đu bám trên cành cao su kêu cứu. Còn 6 người khác gồm 1 cụ già, 2 phụ nữ cùng 3 cháu nhỏ (1 cháu 5 tuổi, 2 cháu vài tháng tuổi) tháo chạy khỏi nhà, leo lên chuồng gà ẩn náu. Họ được những cán bộ chiến sĩ dũng cảm thuộc lực lượng cứu hộ Bình Dương bất chấp nguy hiểm tiếp cận, giải cứu thành công.

Trung tá Nguyễn Ngọc Phước - Trưởng Phòng Hướng dẫn chỉ đạo về chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn - Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh Bình Dương cho biết một trong những cán bộ quả cảm đã “đu dây”qua rừng cao su giải cứu 10 người là trung tá Lê Minh Dũng. Vì ngâm mình trong nước lạnh, lại đu dây, bơi xa nên anh Dũng bị chuột rút lúc đang cứu hộ.

Trung tá Lê Minh Dũng không phải người xa lạ. Năm 2015, anh từng lọt vào khuôn hình của phóng viên Báo Người Lao Động khi giải cứu một bé gái rơi xuống giếng sâu hàng chục mét. Tấm ảnh này nằm trong loạt ảnh đoạt giải nhất báo chí TP HCM.


Trung tá Lê Minh Dũng không để phóng viên chụp hình chân dung mình. Đây là tấm ảnh lúc trung tá Dũng ẵm bé gái thoát khỏi giếng sâu hàng chục mét sau nhiều giờ đào bới để tiếp cận bé

Trung tá Lê Minh Dũng không để phóng viên chụp hình chân dung mình. Đây là tấm ảnh lúc trung tá Dũng ẵm bé gái thoát khỏi giếng sâu hàng chục mét sau nhiều giờ đào bới để tiếp cận bé

PV: Giữa đêm, giữa rừng cao, nước chảy xiết như vậy sao anh tiếp cận được cụ già và những em bé bị cô lập trong chuồng gà?

Trung tá Lê Minh Dũng: Địa hình quá hiểm trở, trời lại tối đen. Tụi tôi đổ quân vô đó lúc mưa lớn lại có nước suối thượng nguồn đổ về rất mạnh khiến chúng tôi không thể đi, cũng không thể bơi. Tôi cao 1,67 m nhưng nước ngập tới 2 m. May mắn ở đó là rừng cao su. Chúng tôi cột dây vào phao rồi quăng tới trước để phao vướng vào gốc cao su. Nhờ đó, chúng tôi tôi men theo dây đi sâu vào vùng cô lập. Chúng tôi thấy có 4 thanh niên đu bám trên ngọn cao su. Họ nói phía trong còn 1 cụ già, 2 phụ nữ, 1 cháu bé 6 tuổi và 2 cháu bé vài tháng tuổi đang nấp trong chuồng gà. Nghe vậy, tôi với 1 đồng chí khác bứt phá, tiếp cận cũng bằng cách quăng dây, mò theo gốc cao su mà đi.

- Khi đu dây vào trong đó anh thấy gì?

- Đi chưa tới nơi thì chân trái của tôi do ngâm nước lạnh nên bị chuột rút. Chân cứng đơ và đau. Tôi bám gốc cao su dưỡng sức 1 phút thì thấy bớt nên đu dây đi tiếp. Lúc đó không có cái cây cao su để bám thì tôi chết!

Khi tôi vào thì nhà đã ngập. Chuồng gà được xây ở chỗ cao hơn nên cụ già, 2 phụ nữ và mấy cháu bé đang kêu cứu ở đó. Tôi thấy trong đó có một cháu bé chỉ chừng 2,5 tháng tuổi. Cụ già thì lại đang đau tim nên tôi ẵm cụ và cháu bé vào xuồng cứu hộ rồi anh em dùng dây kéo xuồng ra. Xuồng nhỏ mỗi lần chở chỉ được 2 người. Chúng tôi phải đi 3 lần mới xong. Khi tới bờ họ được chuyển gấp đến trạm xá. May mắn không ai bị sao. Còn tôi thì do ngâm trong nước lạnh nên bị chuột rút may mà đồng đội hỗ trợ nên thoát chết. Cứu xong tất cả lúc 21 giờ tối.


Một cháu bé tại điểm ngập Tân Hiệp

Một cháu bé tại điểm ngập Tân Hiệp

- 21 giờ tối nhưng anh và đồng đội vẫn vượt gần 10 km đến điểm ngập Tân Hiệp, cứu 30 người khác?

- Chỗ Tân Hiệp nước ngập tới cổ. Nước vây một khu nhà trọ. Cán bộ địa phương vận động người lớn nên sơ tán khỏi khu trọ song họ sợ mất của nên leo lên gác chờ đợi nước rút, nhưng nước không rút. Chúng tôi phải vào cứu lũ trẻ trong khu trọ ra. Chúng tôi vào đó đưa từng bé vào thau rồi đưa ra xuồng di chuyển vào bờ. Phải nói là trận ngập này quá lớn. Ở Bình Dương chưa bao giờ mưa ngập như vậy.


Nước vây một khu trọ ở Bình Dương tối 26-9

Nước vây một khu trọ ở Bình Dương tối 26-9


Hàng chục người tại Tân Uyên được di tản khỏi nước lũ của trận ngập lịch sử đêm 26-9

Hàng chục người tại Tân Uyên được di tản khỏi nước lũ của trận ngập lịch sử đêm 26-9

- Tại sao anh không cho nhà báo chụp chân dung mình?

- Ai chụp lén thì tôi thua chứ xin chụp thì tôi không cho đâu! Mình chỉ làm công việc nhà nước giao thôi. Cứu được người là vui rồi, đưa lên báo ngại lắm!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo