xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng kê khai cho có!

Nguyễn Ngọc

Chưa có trường hợp nào phải giải trình, xác minh tài sản, thu nhập; chưa có trường hợp bị phản ánh sau công khai; đến thời điểm báo cáo chưa có trường hợp vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập…

Đó là nội dung đáng chú ý trong báo cáo của UBND TP HCM gửi các cơ quan trung ương về kết quả thực hiện các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập năm 2015.

Năm 2015, có 112 cơ quan, tổ chức, đơn vị của TP HCM thuộc diện kê khai với 36.608 người đã thực hiện kê khai, đạt tỉ lệ 99,98%. Có 8 người chưa nộp bản kê khai tài sản là do nghỉ thai sản, chuyển công tác, bệnh nặng (nằm viện), nghỉ việc trong thời điểm kê khai.

Từ kết quả này, UBND TP đánh giá công tác minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức được lãnh đạo Thành ủy và UBND TP quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.

Với kết quả nói trên, TP HCM rất đáng được ngợi khen trong việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập.

Nhưng số liệu kê khai có trung thực hay không, chính xác hay không là chuyện khác. Không riêng TP HCM mà cả nước hiện chưa có cơ chế giám sát độ xác thực của thông tin kê khai, chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm phối kiểm giữa kê khai và thực tế. Tất cả đều dựa vào sự tự giác và tự chịu trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức.

Trong cuộc họp báo tại Hà Nội hôm 14-4 về kết quả hoạt động quý I/2016 của Thanh tra Chính phủ, ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ - thừa nhận: “Hiện nay, kê khai nhưng không công khai được nhiều, được sâu. Kê khai nhưng không thẩm định, xác minh được, không trung thực, mang tính hình thức”. Từ năm 2007 đến 2014, có trên 5,55 triệu lượt kê khai nhưng chỉ... 18 cán bộ bị xử lý kỷ luật vì không trung thực!

Tréo ngoe ở chỗ dù “không trung thực” và “mang tính hình thức” nhưng vẫn cứ phải làm. Vì vậy, nguồn dữ liệu ấy không phản ánh đúng thực trạng tham nhũng, tiêu cực ở nước ta; giúp phát hiện, phòng và chống tham nhũng rất ít. Mấy năm qua, Việt Nam vẫn nằm ở nhóm thấp về mức độ minh bạch và nguy cơ tham nhũng, theo xếp hạng của một số tổ chức quốc tế.

Do đó, phải tiêu diệt sự gian dối và hình thức bằng hàng loạt giải pháp như UBND TP HCM đã kiến nghị. Trong đó, đáng chú ý là nghiên cứu áp dụng các hình thức công khai việc kê khai tài sản, thu nhập trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại nơi công tác và tại địa phương nơi sinh sống để người dân, xã hội có điều kiện thực hiện việc giám sát (trước nay chỉ công khai ở cơ quan, đơn vị công tác của người kê khai).

Ngoài ra, phải xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ để theo dõi liên tục, khoa học biến động tài sản của cá nhân; đồng thời thiết lập hệ thống thanh toán tín dụng đồng bộ trên toàn quốc, từng bước hạn chế thanh toán bằng tiền mặt…

Những giải pháp này, với năng lực thực tế tại Việt Nam hiện nay, là có thể triển khai; nếu quyết tâm cao thì gần 10 năm qua, việc kê khai tài sản, thu nhập đã không sa vào hình thức.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo