xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng trách "hà bá": Trầy trật đòi bồi thường

Ca Linh - Minh Khanh

Một số hộ dân ở tỉnh Vĩnh Long đòi doanh nghiệp khai thác cát bồi thường do gây sạt lở nhưng đến nay vẫn phải chờ

Ngày 29-10-2012, tại khu vực ấp An Long, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long xảy ra vụ sạt lở đất với chiều dài hơn 200 m, rộng hơn 40 m, làm vỡ 4 ao và chìm 23 bè cá điêu hồng đang nuôi trên sông Tiền của 8 hộ dân. Các hộ này đã nộp đơn lên TAND TP Vĩnh Long kiện Công ty CP Vật liệu Xây dựng Vĩnh Long (VMC) vì cho rằng quá trình khai thác cát của doanh nghiệp này đã gây sạt lở.

Khó khăn chồng chất

Vụ sạt lở nói trên đã làm thiệt hại nhiều tài sản và bè cá của một số người thân trong gia đình anh Đỗ Văn Nghĩa, như: Đặng Văn Sơn (anh rể), Đỗ Hàn Phong và Đỗ Thành Đức (2 anh ruột), bà Nguyễn Thị Thu (mẹ ruột).

Trong những lần đi lại dự phiên tòa phúc thẩm với tư cách đại diện ủy quyền của 4 người nói trên, anh Nghĩa bức xúc: “Sau khi VMC kháng cáo, tòa mời chúng tôi mấy lần nhưng đến nơi thì hoãn do VMC vắng mặt hoặc nói chúng tôi chưa đủ chứng cứ… Vì vậy, sự việc cứ kéo dài đến nay mà chưa xử phúc thẩm. Trong khi đó, chúng tôi bận công ăn việc làm, cứ di chuyển như thế này vừa mệt mỏi vừa tốn tiền. Tính đến nay, gia đình chúng tôi đã bỏ ra gần 60 triệu đồng cho việc hầu tòa mà chưa được gì”.

 

Anh Đỗ Văn Nghĩa bức xúc vì nhiều lần VMC vắng mặt tại tòa Ảnh: Ca Linh
Anh Đỗ Văn Nghĩa bức xúc vì nhiều lần VMC vắng mặt tại tòa Ảnh: Ca Linh

 

Trước khi xảy ra vụ sạt lở, bè cá của người thân anh Nghĩa có người đã bán được một ít, có người chỉ còn chờ chừng một tuần là bán cho thương lái nhưng tất cả mất trắng sau một đêm.

Ngày 29-10-2012, hàng loạt bè cá của các hộ dân nói trên bất ngờ bị nước cuốn làm đứt dây neo, lật úp. Người thân của anh Nghĩa chỉ biết bỏ của chạy lấy người để bảo toàn tính mạng. “Thời điểm đó, giá cá điêu hồng từ 28.000-30.000 đồng/kg, mỗi kg lời khoảng 6.000 đồng. Tổng cộng số lượng cá trên 23 bè là khoảng 120 tấn mà bỗng dưng bị mất trắng, thiệt hại hàng tỉ đồng” - anh Nghĩa thở dài.

Theo yêu cầu của UBND tỉnh Vĩnh Long, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam đã xuống hiện trường lấy mẫu vật đi kiểm nghiệm và xác định nguyên nhân gây sạt lở tại khu vực ấp An Long là do hoạt động khai thác cát. Từ những chứng cứ của người dân và Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, TAND TP Vĩnh Long yêu cầu VMC bồi thường cho ông Đặng Văn Sơn hơn 249 triệu đồng, ông Đỗ Thanh Hoàng 101 triệu đồng, ông Phạm Thái Bình hơn 48,7 triệu đồng, bà Phạm Thị Sáu hơn 42,5 triệu đồng, anh Trần Văn Luận gần 86 triệu đồng, ông Đỗ Thành Đức hơn 884,7 triệu đồng, bà Nguyễn Thị Thu hơn 473 triệu đồng và ông Đỗ Hàn Phong gần 250 triệu đồng.

Chỉ bồi thường 50%

Những tưởng sau khi tòa tuyên án, VMC sẽ bồi thường để trang trải khó khăn cho các hộ dân. Tuy nhiên, hiện các hộ dân vẫn lâm vào cảnh nợ nần chồng chất vì VMC chưa bồi thường mà ngược lại, tháng 4-2015, doanh nghiệp này đã nộp đơn kháng cáo lên TAND tỉnh Vĩnh Long yêu cầu xét xử phúc thẩm theo hướng xác định lại các khoản thiệt hại thực tế, hợp pháp và chỉ chấp nhận bồi hoàn 50% thiệt hại xảy ra cho các hộ dân.

Doanh nghiệp này cho rằng có 2 nguyên nhân gây ra sự việc trên là khai thác cát và hoạt động của thủy triều. Bên cạnh đó, việc các hộ dân đào ao, cấu trúc lồng bè không đúng kỹ thuật cũng góp phần ảnh hưởng. Tuy vậy, quá trình khảo sát và thu thập dữ liệu nghiên cứu trắc địa lòng sông, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam cho rằng do địa chất bờ sông khá yếu, vật liệu cấu tạo bờ có chỉ tiêu thấp, lớp trên bờ dễ bị sụp đổ khi có ngoại lực tác động, lớp dưới bờ là cát mịn dễ bị xói lở. Đợt sạt lở ngày 29-10-2012 do hạ thấp cục bộ của lòng dẫn khiến khối đất lòng chân mái bờ có tác dụng chống trượt bị mất đi, gây sạt lở. Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa hình các năm cho thấy sự hạ thấp cục bộ của lòng dẫn là kết quả của hoạt động khai thác cát.

Do đó, lập luận của VMC đã bị TAND TP Vĩnh Long bác bỏ. Luật sư Nguyễn Khương Ninh, Văn phòng Luật sư Khang Ninh (Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long), nhận định: “Việc VMC yêu cầu chỉ bồi thường 50% thiệt hại cho các hộ dân là không hợp lý”. Bên cạnh đó, các chuyên gia về chỉnh trị sông cho rằng bồi - đắp là quy luật của dòng sông nhưng quá trình đó diễn ra từ từ, còn sạt lở nhanh chóng trên diện rộng thì chắc chắn là do lòng sông bị “rút ruột”.

 

Quyết liệt xử lý

Thời gian gần đây, “cát tặc” lộng hành gây sạt lở nghiêm trọng tại cù lao Dừa, thuộc phường Long Trường, quận 9, TP HCM.

Theo anh T.T.H (ngụ phường Long Trường), tình trạng trên diễn ra khá lâu nhưng cơ quan chức năng chưa có biện pháp ngăn chặn. “Chúng hoạt động rất tinh vi khi đậu ghe thuyền giữa sông nhưng vòi hút cát thì liên tục di chuyển khắp nơi. Tôi nhiều lần chứng kiến nhưng đành bất lực vì giữa đêm khuya không biết kêu ai” - anh H. nói.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, “cát tặc” đã gây sạt lở cù lao Dừa kéo dài hàng chục mét, nước ăn sâu từ 2-5 m khiến cây cối ngã đổ xuống sông.

Bà Trần Thị Thu Hoài - Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường UBND quận 9, TP HCM - khẳng định tình trạng hút cát trái phép trên địa bàn đang diễn biến phức tạp, mới nhất là ở cù lao Dừa. Theo bản đồ năm 2003, đến nay so sánh thì diện tích đất bị sạt lở lên đến hơn 40 ha. “Chúng tôi đang phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành ngăn chặn, xử lý triệt để” - bà Hoài khẳng định.

S.Hưng

 

Kỳ tới: Cần quy hoạch dòng sông

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo