xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Èo uột như nhà văn hóa phường: Tìm cơ chế hoạt động

QUÝ HIỀN - THU HỒNG

HĐND TPHCM sẽ tiến hành giám sát, ghi nhận những tồn tại của các nhà văn hóa để đề xuất UBND TP chọn một mô hình hoạt động hiệu quả

So với cả nước, TPHCM là địa phương có số lượng nhà văn hóa (NVH) phường, xã ít nhất. Thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho thấy hiện TPHCM có 322 phường, xã, thị trấn nhưng chỉ có 66 NVH (tỉ lệ 20%). Điều đáng lưu ý là số lượng NVH đang ngày càng “teo”  dần vì thực tế không ít NVH phường, xã hoạt động không hiệu quả.

Thiếu tiền, thiếu người

Một trong những nguyên nhân khiến NVH hoạt động cầm chừng, èo uột  là do thiếu đội ngũ quản lý và thiếu kinh phí hoạt động. “Nếu NVH chỉ là nơi hội họp của các ban điều hành khu phố, các đoàn thể hay là nơi tổ chức tổng kết, hội nghị… thì quả là một sự lãng phí bởi kinh phí để xây dựng một NVH phải từ 5 tỉ đồng trở lên!”- một chủ tịch UBND phường nhìn nhận. Trên thực tế, UBND quận, huyện chi trả kinh phí xây dựng, kinh phí mua sắm trang thiết bị ban đầu của NVH, còn kinh phí để duy trì hoạt động, nhân sự thì hoàn toàn do phường, xã tự trang trải. Theo ông Phạm Tấn Dũng, Chủ tịch UBND phường 10, quận 10, chính vì vậy địa phương phải tự bươn chải để vừa lập nhiều mô hình hoạt động  vừa tạo nguồn thu để  đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân. 
img
Khu tập thể dục của Nhà Văn hóa phường Tân Thới Hiệp, quận 12 luôn thu hút khách nhờ chuyển đổi cơ chế hoạt động. Ảnh: THU HỒNG
 
Còn hoạt động của NVH phường Tân Thới Hiệp, quận 12 chỉ thực sự thành công kể từ năm 2008 khi UBND quận 12 quyết định giao về cho Trung tâm Văn hóa quận quản lý. Trong năm 2011, nguồn thu của NVH này đạt hơn 300 triệu đồng, đủ sức tự chủ tài chính. “Còn trước đây khi giao cho phường quản lý, NVH không có tư cách pháp nhân (tự chủ tài chính hay bao cấp đều không rõ ràng) nên không thể thực hiện các giao dịch kinh tế… Thậm chí khi quận cấp kinh phí hoạt động, dù đang rất cần nhưng ban chủ nhiệm NVH phải vội vàng trả lại vì không có kế toán, không có bộ máy nên không biết quản lý thế nào!”- ông Lý Thái Hùng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa quận 12, nhớ lại.

Không chỉ thiếu kinh phí hoạt động, nhiều địa phương còn thiếu trầm trọng đội ngũ quản lý NVH và hầu hết ban chủ nhiệm NVH phường, xã đều là cán bộ kiêm nhiệm. Trong khi theo quy định, trình độ của cán bộ NVH phường, xã phải từ trung cấp trở lên và quy định này hầu như không thể đáp ứng được. “Với mức lương từ 1 - 1,5 triệu đồng/tháng làm sao tuyển dụng được cán bộ quản lý và đòi hỏi cán bộ phải có trình độ trung cấp. Chưa kể chỉ tiêu của Nhà nước quy định mỗi phường chỉ có một cán bộ phụ trách văn hóa nên muốn tuyển thêm thì phải là dạng hợp đồng”- ông Dũng lý giải. 

Chọn mô hình liên phường

Theo ông Lê Quang Vinh, Trưởng Phòng Văn hóa, Gia đình – Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP,  để một NVH hoạt động hiệu quả thì phải bảo đảm đủ 3 yếu tố: Cơ sở vật chất, kinh phí và con người. Nếu xét trên 3 yếu tố này thì các NVH phường, xã của TPHCM gần như không đạt được. Ông Vinh cho rằng dù Trung ương quy định mỗi phường, xã nên có một NVH nhưng đối với một đô thị lớn như TPHCM thì không nên thực hiện cứng nhắc và rập khuôn mà tùy tình hình thực tế để xây dựng  NVH cho phù hợp, tránh lãng phí. Ông Vinh đề xuất TP nên nghiên cứu mô hình NVH  cụm, khu vực như vài ba phường, xã sẽ có 1 NVH phù hợp với số lượng  dân cư sống ở khu vực đó và đáp ứng nguyện vọng của người dân.  Khác với cấp phường, NVH xã nên được bao cấp kinh phí hoạt động để mọi người dân đều được hưởng phúc lợi về văn hóa.

Ông Huỳnh Công Hùng, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TPHCM, cũng cho rằng nếu muốn NVH hoạt động có hiệu quả, về lâu dài Nhà nước nên xem các NVH phường, xã là đơn vị sự nghiệp có thu để ban chủ nhiệm tự chủ tài chính. Thậm chí cho cơ chế xã hội hóa để NVH tự sống được. Song song đó phải định hướng lại bộ máy, cơ chế hoạt động của NVH, trong đó, chú trọng kết nối trung tâm văn hóa với các NVH thông qua các hoạt động văn hóa cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng  cho cán bộ quản lý. “Sắp tới Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP sẽ đi kiểm tra, giám sát và ghi nhận những tồn tại của các NVH để đề xuất UBND TP chọn một mô hình NVH điểm, có thể là NVH liên phường”- ông Hùng cho biết.

Trung ương nên cho cơ chế xã hội hóa

Tại hội nghị toàn quốc về “Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở” do Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức mới đây, nhiều tỉnh, thành cho rằng nhiều NVH tỉnh, thành, phường, xã hoạt động còn yếu, hiệu quả sử dụng còn thấp, trong khi kinh phí xây dựng hàng tỉ đồng, chưa kể phải tốn kinh phí cho bộ máy quản lý. Để các NVH phường, xã có thể sống được, rất nhiều ý kiến đề nghị Trung ương nên cho cơ chế xã hội hóa các hoạt động văn hóa ở cơ sở gắn với mở rộng dịch vụ và thị trường. Đồng thời cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn ở các thiết chế văn hóa cấp tỉnh, huyện, phường, xã phải được chuyên nghiệp hóa, được đào  tạo về chuyên môn nghiệp vụ.
Nhật Vy
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo