xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gạc Ma: Những giờ phút oai hùng

HỒNG ÁNH - KỲ NAM

Với các cựu binh Trường Sa, việc dựng tượng đài Gạc Ma là vô cùng ý nghĩa, không chỉ nhằm tri ân 64 anh hùng đã hy sinh để bảo vệ đảo mà còn nhóm thêm ngọn lửa tình yêu biển đảo cho thế hệ trẻ

Những ngày này, các cựu binh Trường Sa trong cả nước đang chuẩn bị cho ngày kỷ niệm 27 năm sự kiện Gạc Ma. Xen trong những chuyện bi hùng của một thời oanh liệt, họ nhắc nhau về việc Tổng LĐLĐ Việt Nam ngày 13-3 sẽ khởi công xây Đài Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma như là niềm tự hào của những người lính Trường Sa.

Giữ đảo bằng trái tim

Đại tá Trần Minh Cảnh, nguyên Chủ nhiệm chính trị Vùng 4 Hải quân, nay đã bước sang tuổi 80 nhưng vẫn nhớ như in những ngày nóng bỏng ấy. “Cuối năm 1987, Trung Quốc lộ rõ ý đồ thôn tính Trường Sa, độc chiếm biển Đông. Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân, chúng tôi lên tàu ra đảo ngay trong Tết, lập ban chỉ huy tiền phương tại đảo Đá Đông, đưa tàu đến các điểm đảo để khẳng định chủ quyền” - giọng ông Cảnh chùng xuống khi hồi tưởng về những giờ phút bi hùng của đồng đội năm xưa.

Cựu binh Trường Sa tìm đảo Gạc Ma trên bản đồ, nơi 64 đồng đội đã hy sinh Ảnh: HỒNG ÁNH
Cựu binh Trường Sa tìm đảo Gạc Ma trên bản đồ, nơi 64 đồng đội đã hy sinh Ảnh: HỒNG ÁNH

Sau khi bắn thẳng vào chiến sĩ hải quân đang bảo vệ đảo Gạc Ma, 3 tàu chiến Trung Quốc liên tục nã pháo vào 2 tàu HQ 604, HQ 605 đang vận tải vật liệu và nhân lực để xây dựng đảo, làm 2 tàu này bốc cháy. Những chiến sĩ trên 2 tàu nhảy xuống biển quyết giữ lấy từng tấc đảo, tấc biển của Tổ quốc nhưng rồi cũng bị tàu chiến Trung Quốc hạ nòng súng sát thương.

“Đó là cuộc chiến không cân sức khi Trung Quốc với những tàu chiến lớn, vũ khí hạng nặng còn ta giữ đảo chủ yếu bằng ý chí, trái tim” - ông Cảnh nghẹn ngào. Ngay sau khi 2 tàu HQ 604 và HQ 605 bị Trung Quốc bắn cháy, tàu HQ 505 do thuyền trưởng Vũ Huy Lễ chỉ huy, từ đảo Đá Lớn cũng vừa đến vùng biển Gạc Ma - Cô Lin.

Tàu HQ 505 vừa neo đậu cũng bị tàu chiến Trung Quốc bắn xối xả. Các khoang hầm của tàu bốc cháy. Mạn phải tàu bị thủng, dầu tràn ra. Điện trên tàu bị mất, tối om.

Lường trước tình huống nếu tàu chìm, mình sẽ không giữ được đảo và sẽ có thêm nhiều đồng đội hy sinh, ông Lễ cố gắng động viên đồng đội vừa chữa cháy vừa tranh thủ sửa máy. Máy sửa xong, ông Lễ lệnh cho tàu hướng về đảo Cô Lin và tăng tốc. Pháo từ tàu địch tiếp tục bắn theo và tàu HQ 505 bốc cháy.

Vừa đôn đốc anh em dập lửa, thuyền trưởng Lễ quyết định lao thẳng con tàu lên bãi san hô đảo Cô Lin. Và con tàu HQ 505 dài 100 m nằm gác lên đảo. 1/3 thân tàu trở thành pháo đài kiên cố giữ đảo Cô Lin.

Sau khi đưa 5 chiến sĩ trên tàu bị thương lên đảo Cô Lin để cấp cứu, ông Lễ cùng nhiều đồng đội khác đưa xuồng cứu sinh quay lại đảo Gạc Ma để cứu vớt đồng đội, mặc cho lính Trung Quốc dùng súng AK bắn trước mũi xuồng. Suốt buổi sáng hôm ấy, họ vớt được 44 thương binh và tử sĩ rồi đưa về đảo Sinh Tồn để cứu chữa, mai táng.

Giáo dục lòng yêu nước

Không quản ngại đường xa hơn 1.000 km, từ tỉnh Hà Tĩnh, cựu binh Lê Hữu Thảo - một trong các chiến sĩ có mặt tại trận hải chiến năm 1988 - đã lặn lội vào tận tỉnh Khánh Hòa để tham gia lễ động thổ Đài Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.

Cựu binh Lê Hữu Thảo (ngụ phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) là trung sĩ, tiểu đội trưởng của 1 trong 2 trung đội chiến đấu mà Lữ đoàn 146 gấp rút thành lập trước khi tàu HQ 604 được lệnh rời Cam Ranh ra bảo vệ Gạc Ma vào đầu tháng 3-1988.

Trong trận hải chiến lịch sử ngày 14-3-1988, ông Thảo cùng trung úy Nguyễn Mậu Phong, thiếu úy Trần Văn Phương, chiến sĩ Đậu Xuân Tư, Hoàng Trọng Chúc mang theo 2 khẩu AK với nhiệm vụ xuống bãi đá ngầm san hô Gạc Ma cảnh giới và bảo vệ cho lực lượng công binh dựng cờ.

“Sáng 14-3, khi mọi người đang làm nhiệm vụ thì 4 tàu của Trung Quốc ập đến với khoảng 50 người được trang bị vũ khí, bao vây chúng tôi. Dù quân địch rất hung hăng nhưng thiếu úy Phương và đồng đội vẫn hết sức bình tĩnh, chắc tay súng đứng canh để anh em công binh dựng cờ. Khi hai bên đánh giáp lá cà, anh Phương bị trúng đạn. Những chiến sĩ công binh vẫn anh dũng xông lên bảo vệ và giương cao lá cờ. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội anh dũng giành lại cờ liền bị đối phương dùng lưỡi lê đâm và bắn bị thương. Trong trận này, 2 người mất tích. Chúng tôi xé áo bịt xuồng, tát nước đưa thương binh, tử sĩ về Cô Lin. Bản thân tôi cũng một mình bơi ra cứu anh Hoàng Bùi Hải - nay là đại tá, Phó Chỉ huy trưởng Tỉnh đội Thanh Hóa - sau đó cùng đồng đội đưa anh em về nơi an toàn” - ông Thảo kể.

Nhận được giấy mời từ Tổng LĐLĐ Việt Nam đến tham gia đặt viên đá xây dựng Đài Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, đại tá Vũ Huy Lễ bày tỏ xúc động: “Tôi như trẻ lại. Vậy là đồng đội tôi có nơi nương tựa. Với tôi, đài tưởng niệm không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là nơi giáo dục lòng yêu nước, tình yêu biển đảo cho thế hệ trẻ”.

 

Một công trình có ý nghĩa

Nguyên Chủ nhiệm chính trị Vùng 4 Hải quân Trần Minh Cảnh (hiện đang nghỉ hưu tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) rất vui trước thông tin Đài Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma được xây dựng. “Đó là việc làm hết sức có ý nghĩa. Tinh thần xả thân, quên mình vì đất nước của 64 chiến sĩ ở đảo Gạc Ma xứng đáng được tôn vinh và tri ân mãi mãi. Đó sẽ là nơi không chỉ để tưởng nhớ mà còn là nơi để nhắc nhở thế hệ mai sau về trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền đất nước” - ông Cảnh nhìn nhận.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo