xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Giải mật” sau 20 năm

DƯƠNG NGỌC

Việt Nam và Mỹ chuẩn bị kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ. Những câu chuyện hậu trường ít người biết của quá trình đàm phán cách đây hơn 2 thập kỷ nay được một số người trong cuộc kể lại...

 

img

“Quan hệ Việt - Mỹ bị tác động rất lớn bởi bên ngoài tới mức độ mỗi bên không thể quyết định được bước đi của mình” - cựu Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Mỹ, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Văn Bàng đã nhìn nhận như vậy về những khó khăn trong bình thường hóa (BTH) quan hệ Việt - Mỹ. Ông cũng là người tham gia từ đầu tới cuối tiến trình đàm phán BTH quan hệ ngoại giao với Mỹ.

Mỹ - Trung bắt tay, Việt Nam lỡ bước

Theo ông Lê Văn Bàng, năm 1973, khi 2 nước ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã có hướng đi đến BTH quan hệ. Năm 1975, sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, cả hai phía đều tiếp tục muốn BTH và đã có 3-4 cuộc thương lượng ở Paris (Pháp).

Mỹ đặt vấn đề MIA/POW (người Mỹ mất tích và tù binh chiến tranh). Điều kiện của Việt Nam là yêu cầu thực hiện điều khoản 21 trong Hiệp định Paris về việc Mỹ có trách nhiệm giúp Việt Nam tái thiết sau khi chiến tranh kết thúc song Mỹ không đồng ý.

Trong khi hai bên đang thương lượng, tình hình quốc tế biến đổi nhanh chóng. Năm 1976, chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, rồi chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Lãnh đạo Việt Nam quyết định nhanh chóng BTH không điều kiện tiên quyết với Mỹ.

Ông Nguyễn Cơ Thạch (Phạm Văn Cương), lúc đó là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, được cử sang đàm phán kín với trợ lý ngoại trưởng Mỹ Richard Holbrooke vào tháng 9-1978. Tháng 12-1978, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chuyển cho Việt Nam ảnh chụp tòa đại sứ ở Washington D.C của chính quyền Sài Gòn cũ. Việt Nam đã tính đến việc lập ngay sứ quán khi thỏa thuận BTH được ký kết. Tuy nhiên, lúc này, sự nhượng bộ của Việt Nam đã quá muộn, BTH quan hệ với Trung Quốc trở thành ưu tiên hàng đầu của Mỹ.

 

Đại sứ Lê Văn Bàng (giữa) trao Quốc thư đến Tổng thống Mỹ Bill Clinton vào ngày 14-5-1997, chính thức trở thành Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Mỹ. (Ảnh do ông Lê Văn Bàng cung cấp)
Đại sứ Lê Văn Bàng (giữa) trao Quốc thư đến Tổng thống Mỹ Bill Clinton vào ngày 14-5-1997, chính thức trở thành Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Mỹ. (Ảnh do ông Lê Văn Bàng cung cấp)

 

“Mỹ và Trung Quốc BTH quan hệ với nhau, tập trung chống Liên Xô. Bối cảnh quốc tế và quan hệ giữa các nước lớn và khu vực không thuận lợi cho quá trình BTH quan hệ Việt Nam - Mỹ. Thương lượng kết thúc vào năm 1978 mà không có kết quả” - ông Lê Văn Bàng kể. Đến đầu những năm 1980, khi quân đội Việt Nam hiện diện ở Campuchia, quan hệ Việt - Mỹ “đóng băng” hoàn toàn.

Phải chờ đến năm 1985, khi tình hình các nước lớn có nhiều thay đổi, tiến trình BTH quan hệ mới bắt đầu được nối lại. Ông Mikhail Gorbachev lên nắm quyền ở Liên Xô với chủ trương cải tổ, không đối đầu với Mỹ nữa trong khi quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu trục trặc.

Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, Mỹ và phương Tây đã đồng loạt cấm vận Trung Quốc; đồng thời, Việt Nam dần rút hết quân khỏi Campuchia. Mỹ bắt đầu tính tới BTH quan hệ với Việt Nam. Từ năm 1986-1987, Mỹ bắt đầu cử đoàn sang Việt Nam nối lại đàm phán.

Hàng rào định kiến

Không chỉ bị tác động bởi nhân tố bên ngoài khó lường và không kiểm soát nổi, tình hình nội bộ 2 nước cũng gây nhiều trở ngại tới tiến trình BTH. Vào năm 1989-1990, dư luận trong nước rất bất bình trong vấn đề thương lượng, còn phía Mỹ khăng khăng chỉ nói về vấn đề MIA chứ không chịu bàn về BTH quan hệ. Điều này khiến quá trình đàm phán đôi lúc tưởng như rơi vào bế tắc.

Vào năm 1989, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch trong một cuộc đàm phán có nêu rằng Việt Nam đồng ý cho Mỹ lập văn phòng MIA tại Hà Nội để tìm kiếm người mất tích và đề nghị Mỹ để Việt Nam lập một văn phòng ở Washington để nhận thông tin, hỗ trợ hoạt động tìm kiếm. Nhưng Mỹ lại từ chối thẳng thừng khiến Việt Nam tuyên bố không tiếp tục thương lượng về MIA nữa. Động thái này như một gáo nước lạnh dội lên quan hệ chưa kịp nồng ấm giữa 2 nước. Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain vốn là một cựu binh trong chiến tranh Việt Nam phải đứng ra dàn xếp, thuyết phục cả hai bên.

Nguyên đại sứ Lê Văn Bàng kể thêm: Trong một cuộc thương lượng rất căng vào năm 1990, ông Đặng Nghiêm Bái - Trưởng đoàn Việt Nam, trợ lý của Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch - đã đứng lên tuyên bố sẽ không thương lượng nữa. “Tôi đã ngồi đây quá nhiều cuộc rồi mà các ông chỉ đòi hỏi, không thực hiện một chút nào yêu cầu của chúng tôi” - ông Bái cứng rắn.

Lúc đó, Đại tướng John Vessey, đặc phái viên của tổng thống Mỹ, liền xoa dịu: “Ông cứ tưởng tượng chúng ta đang trên một con thuyền từ Anh sang Pháp và chúng ta chưa nhìn thấy gì cả nhưng thực chất chúng ta sắp chạm bờ rồi. Cuộc thương lượng của chúng ta cũng như con thuyền đó, chắc là chỉ đi thêm một chút nữa là chạm tới đất, sang bờ bên kia. Ông hãy cố gắng nhẫn nại”.

Những căng thẳng, khó khăn đó sau này thành ra định kiến cá nhân. Ông Đặng Nghiêm Bái sau này khi làm Đại sứ Việt Nam ở Canada, xin thị thực vào Mỹ thăm bạn mà Mỹ không cấp!

Trong nội bộ nước Mỹ, hội chứng chiến tranh Việt Nam gây ảnh hưởng nặng nề. Nhiều người tìm đủ cách để trừng phạt Việt Nam, chống Việt Nam, như: phao tin lính Mỹ còn sống bị giam ở Việt Nam, hỗ trợ những người Việt chống đối, biểu tình, mít-tinh, chống phái đoàn, đại sứ quán, vận động quốc hội không thông qua luật vì nếu không thông qua luật thì không thể có chuyện bỏ cấm vận, BTH hay hiệp định thương mại... Trong đó, “con bài” được sử dụng nhiều nhất chính là vấn đề MIA/POW.

Trong 9 năm ông Lê Văn Bàng ở Mỹ, có đến hàng trăm cuộc biểu tình phản đối, số lượng lên đến hàng ngàn người, người biểu tình ném đá, ném trứng thối, phá các chuyến thăm Mỹ của các đoàn Việt Nam.

Còn tại Việt Nam, mặc dù từ năm 1985 đã chủ trương “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” song “hội chứng Mỹ” cũng khá sâu đậm. Để đoàn tìm kiếm MIA vào được các nghĩa trang hay vào những nơi liên quan đến an ninh rất khó. Trong khi đó, phía Mỹ càng thấy khó thì lại càng muốn vào tìm vì nghĩ rằng nước ta đang giấu và thế là những người làm ngoại giao bị kẹt ở giữa.

 

Kỳ tới: “Bộ trưởng giải vây” Nguyễn Cơ Thạch

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo