xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gượng dậy sau lũ

Nhóm phóng viên

Đợt mưa lũ vừa qua đã khiến nhiều tỉnh, thành miền Trung thiệt hại nặng nề. Lũ đi qua để lại cảnh tiêu điều, xác xơ cho nhiều làng quê

Ngày 17-12, tại tỉnh Quảng Ngãi, nước lũ trên các sông bắt đầu rút nhanh. Với 5 đợt mưa lũ dồn dập, thiệt hại mà người dân Quảng Ngãi phải gánh chịu là rất lớn.

Thiệt hại vô kể

Nhà của bà Nguyễn Thị Tình (ngụ xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) bị ngập nhiều ngày qua. Bà dành dụm nuôi 2 con bò, 4 con heo, định xẻ thịt bán dịp Tết này. “Nhưng lũ lên không kịp đưa chúng đi, 2 con heo bị nước ngâm chết. Làm mấy sào rau bán Tết, giờ cũng hư sạch” - bà Tình than thở.

Ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, hàng trăm hộ dân cũng đang cố gượng dậy sau lũ. Ông Nguyễn Văn Quang (ngụ xã Nghĩa Mỹ) cho biết năm nay, gia đình trồng gần 1.000 chậu hoa cúc để bán Tết nhưng bị ngập úng gần hết. Cả ngày, ông và các con cặm cụi rửa bùn bám trên từng cành cúc rũ lá. Ông buồn bã: “Cứu được chậu nào mừng chậu đấy, không thì thôi chứ biết sao”.

Đoàn cứu trợ của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định trao quà cho người dân vùng lũ xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ. Ảnh: Quỳnh Châu
Đoàn cứu trợ của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định trao quà cho người dân vùng lũ xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ. Ảnh: Quỳnh Châu

Mưa lũ dồn dập gây thiệt hại vô kể đối với người dân Quảng Ngãi. Tính đến ngày 17-12, toàn tỉnh có trên 500 ha hoa màu bị ngập úng; 1 người chết, 5 ngôi nhà bị sập, hàng trăm căn nhà hư hỏng.

Tại các khu vực trũng thấp thuộc các huyện nằm dọc sông Vu Gia như Đại Lộc, Duy Xuyên, thị xã Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam, nước rút đến đâu người dân bắt tay dọn dẹp nhà cửa, vườn tược đến đó. Đợt mưa lũ từ ngày 14-12 đến nay, tỉnh Quảng Nam có 7 người chết.

Khoảng 9 giờ ngày 17-12, Bộ Quốc phòng đã chuyển 10 tấn lương khô về đến sân bay Phù Cát để hỗ trợ người dân tỉnh Bình Định. Đây là địa phương bị thiệt hại nặng nhất do mưa lũ. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ông Hồ Quốc Dũng, cho biết lần đầu tiên trong lịch sử, tỉnh này hứng chịu mưa lũ khủng khiếp như vậy và địa phương đã phải huy động cả hệ thống chính trị, tổng lực ứng phó. “Toàn bộ hệ thống giao thông trong tỉnh ngập trong nước, Quốc lộ 1 cũng ngập đến nửa mét. Ngày 16-12, có 123 xã bị chia cắt, đến sáng 17-12 vẫn còn 70 xã. Trên 7.000 hộ dân đã phải di dời; 70.000 ngôi nhà bị ngập sâu trong nước, hàng ngàn nhà bị ngập đến nóc; 14 hồ chứa có hiện tượng nước thấm qua thân đập, nguy cơ vỡ”- ông Dũng thông tin. Mưa lũ cũng gây nhiều thiệt hại về người cho tỉnh Bình Định, với 31 người chết, trong đó 5 người chưa tìm được thi thể.

Mưa lũ trong những ngày qua trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cũng đã làm 2 người chết; 33 căn nhà bị sập, hàng ngàn căn nhà hư hỏng. Các địa phương phải sơ tán trên 800 người ra khỏi vùng nguy hiểm. Toàn tỉnh có trên 6.000 ha diện tích lúa, hoa màu ngập úng, hư hại; 1.400 con gia cầm, gia súc bị lũ cuốn trôi; chìm 24 tàu.

Không để dân đói, khát

Ngay trong sáng 17-12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị trực tuyến ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ khu vực miền Trung.

Gửi lời thăm hỏi, chia buồn tới thân nhân các gia đình có người bị thiệt mạng và chia sẻ những khó khăn, mất mát của đồng bào vùng bị ngập lũ, Thủ tướng chỉ đạo các cấp, ngành chức năng dồn sức giúp dân khắc phục hậu quả. “Bây giờ nước chưa rút hẳn nên trước tiên phải ứng phó, cứu hộ, cứu nạn kịp thời, không để thiệt hại tiếp tục xảy ra” - Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương, bộ, ngành cần tập trung cứu dân, không để người dân bị đói, khát, dịch bệnh. Nước rút đến đâu, chỉ đạo dọn dẹp vệ sinh môi trường đến đó. Các thành viên ban chỉ đạo phòng chống thiên tai ở trung ương và địa phương phải huy động các lực lượng như đoàn viên, thanh niên, hội viên ở những vùng ít bị thiên tai đến hỗ trợ vùng thiên tai nặng, giúp người dân dựng lại nhà cửa, không để người dân lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất”. Các ngành y tế, giáo dục, giao thông - vận tải, công an, quân đội… có kế hoạch hỗ trợ địa phương; phục hồi cơ sở hạ tầng, bảo đảm giao thông đi lại bình thường, phục hồi sản xuất, chuẩn bị tốt các điều kiện cho vụ Đông Xuân mới, bảo đảm cuộc sống bình yên cho người dân năm 2017. “Cả hệ thống chính trị của từng địa phương phải vào cuộc với tinh thần không để người dân phải chờ đợi” - Thủ tướng nhấn mạnh.

235 người chết và mất tích, thiệt hại hơn 37.650 tỉ đồng

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, 5 đợt mưa lũ từ giữa tháng 10 đến nay ở miền Trung và Tây Nguyên đã làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương; hơn 316.000 nhà ngập, hư hại; hơn 42.800 ha lúa, 39.000 ha hoa màu ngập, úng. Tổng thiệt hại ước tính trên 8.573 tỉ đồng. Tính từ đầu năm đến nay, mưa lũ làm 235 người chết và mất tích; ước tổng thiệt hại hơn 37.650 tỉ đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo