xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hạnh phúc mong manh

Dương Quang

Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách Chỉ số hành tinh hạnh phúc (Happy Planet Index - HPI), cao nhất trong khu vực châu Á. Việt Nam lọt vào tốp 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất tại khu vực Đông Á - Thái Bình Dương.


New Economics Foundation xếp Việt Nam đứng nhất châu Á về Chỉ số hạnh phúc... Ảnh: HOÀNG TRIỀU

New Economics Foundation xếp Việt Nam đứng nhất châu Á về Chỉ số hạnh phúc... Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Hai thông tin vừa được công bố nói trên có vẻ hàm chứa nhiều mâu thuẫn. Đã là nơi hạnh phúc nhất châu Á mà sao người dân Việt Nam lại bỏ ra nước ngoài định cư nhiều đến vậy?

Công bố đầu tiên do New Economics Foundation (Anh quốc) thực hiện. Đây là tổ chức chuyên nghiên cứu kinh tế - xã hội, xếp hạng 10 nước đứng đầu và đứng chót danh sách HPI dựa theo số liệu nhiều mặt của các tổ chức quốc tế tại hơn 140 quốc gia. Theo đó, các quốc gia có HPI cao nhất hành tinh lần lượt là Costa Rica, Mexico, Colombia, Vanuatu, Việt Nam, Panama, Nicaragua, Bangladesh, Thái Lan, Ecuador. Xếp riêng ở châu Á thì Việt Nam dẫn đầu, trên xa Thái Lan! Trong khi đó, 10 quốc gia kém hạnh phúc nhất là Chad, Luxembourg, Togo, Benin, Mông Cổ, Cote D’Ivoire, Turkmenistan, Sierra Leone, Swaziland, Burundi, Trinidad & Tobago.

Công bố tiếp đó cũng là của một tổ chức uy tín: Tổ chức Di cư quốc tế (IMO), lấy dữ liệu từ nguồn của Vụ Liên Hiệp Quốc về Vấn đề kinh tế và xã hội (UN DESA). Cụ thể, từ năm 1990 đến năm 2015, có khoảng 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài, tính trung bình trong 26 năm thì mỗi năm có gần 100.000 người Việt Nam xuất ngoại, nhập tịch và định cư lâu dài.

Hạnh phúc hẳn phải hình thành từ điều kiện cần cơ bản là sự giàu có và thịnh vượng. Phải chăng New Economics Foundation đã nhầm lẫn ở trường hợp Luxembourg? Quốc gia này nhiều năm liên tiếp dẫn đầu Liên minh châu Âu (28 nước thành viên) về độ giàu có và tính tới giữa năm 2016 này, theo Global Finance Magazine, Luxembourg vẫn thịnh vượng nhất EU, nhì thế giới với sức mua tương đương bình quân đầu người (PPP) là 94.100 USD (Qatar xếp nhất thế giới về PPP với mức 146.000 USD). Rất nhiều khả năng kết quả xếp hạng cũng không chính xác với trường hợp Việt Nam bởi tính đến hết năm 2015, GDP bình quân của chúng ta mới đạt 2.200 USD, tính theo PPP thì chỉ hơn 5.600 USD. Đó là chưa kể Việt Nam còn đối mặt với hàng loạt vấn đề nan giải: Ô nhiễm môi trường; tai nạn giao thông; thiên tai khó lường; tội phạm phức tạp; đầu tư cho giáo dục, y tế và an sinh xã hội còn khá thấp…

Từ đó, có thể nói xếp hạng của New Economics Foundation chỉ giúp chúng ta lạc quan tạm thời trong khi sẽ phải bi quan dài lâu trước thực tế ngày có càng nhiều người Việt rời quê hương bản quán ra nước ngoài sinh sống, thậm chí dàn xếp để đưa cả gia đình cùng xuất ngoại định cư lâu dài. Ai cũng đều có quyền lựa chọn nơi ở cho riêng mình. Đất lành - chim đậu, một khi nơi cắt rốn chôn nhau chưa đem lại cho nhiều người niềm tin về tương lai thì người ta phải lựa chọn chốn an cư lạc nghiệp khác, tươi sáng hơn, dù có khi đó là việc chẳng đặng đừng.

Dòng người di cư rồi sẽ đông thêm theo đà hội nhập quốc tế khiến cho tình trạng chảy máu chất xám, thất thoát của cải và nguồn nhân lực chất lượng cao nghiêm trọng hơn. Đến lúc này, phải thừa nhận rằng hàng loạt chính sách chiêu hiền đãi sĩ và những nỗ lực cải thiện chất lượng sống trong nước thực hiện bao năm qua đã không mấy tác dụng...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo