xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hệ lụy từ việc cấp phép dễ dãi

Quý Lâm thực hiện

Theo ông Lê Mạnh Hà, Giám đốc Sở Thông tin-Truyền thông TPHCM: Nếu để game online tàn phá, chúng ta sẽ làm những người lẽ ra là nhân tài của đất nước lại trở thành gánh nặng xã hội

Phóng viên: Thưa ông, phải chăng chúng ta đã quá thụ động trước sức tấn công của game online, để cho nó phát triển vượt khả năng kiểm soát?

img

- Ông Lê Mạnh Hà: Tôi cho rằng việc kinh doanh game online ở nước ta hiện nay cũng giống như hoạt động của các đơn vị gây ô nhiễm môi trường vậy. Khi mới du nhập, chúng ta đã thiếu khâu đánh giá tác động và đến khi nó “vỡ” ra thì trở tay không kịp, dẫn đến những hậu quả khôn lường.

 
Cách đây 5 năm, qua theo dõi những game đầu tiên có mặt trên thị trường, Sở Thông tin - Truyền thông (TT-TT) đã nhận định đây là loại hình phức tạp, cần phải được quản lý, phải có giấy phép để giám sát.
 
Tháng 11-2005, Bộ VHTT cũng có công văn chưa nhập khẩu và phát hành game online mới cho đến khi có quy chế rõ ràng cho lĩnh vực này. Thông tư số 60 do liên Bộ VHTT, Bưu chính - Viễn thông và Bộ Công an ban hành với nội dung yêu cầu game online phải có giấy phép nội dung.
 
Đến năm 2006, chỉ mới có 2 game online được cấp phép nhưng nay thì đã tăng lên con số 65. Điều đáng nói là có đến 66% game online trong số đó mang tính bạo lực.
 
Ngoài ra, tính cờ bạc, khiêu dâm... cũng phổ biến trong nhiều game online khác. Tác hại của nó đang ngày càng lộ rõ. Nhiều thanh thiếu niên đã bị “đầu độc” dễ dàng như chúng ta thấy.
 
Điều nguy hiểm là cơ quan thẩm quyền vẫn chưa đưa ra bất cứ tiêu chí nào để xác định một game online có bạo lực, khiêu dâm, gây nghiện hay không khi thẩm định để cấp phép. Do vậy, số trò chơi bạo lực mới phát triển nhiều đến như vậy. Đây là hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả rất nghiêm trọng.
 
Từ năm 2006, tôi đã bắt đầu nhận được thư phản ánh của phụ huynh có con nghiện game online. Họ rất tha thiết trông chờ cơ quan chức năng sớm đưa ra những hành động, giải pháp cụ thể.
 
Ngày 6-7, ở buổi chất vấn về game online tại HĐND TP, tôi đã trích đọc những lá thư này cho các đại biểu và lãnh đạo TP nghe. Đây là lần đầu tiên, vấn đề này được đưa ra tranh luận tại một kỳ họp HĐND của chính quyền, quả là một tín hiệu tốt.
 
Theo tôi, điều cốt yếu hiện nay là phải kiểm soát đầu vào. Với một đầu vào dễ dãi như thế thì xã hội vô phương chống đỡ. Anh đã mở cửa cho virus tràn vào rồi kêu người khác chữa bệnh thì làm sao được. Không còn cách nào khác hơn là phải sớm “bóp” đầu vào lại, càng sớm càng tốt.
 
Một đồng nghiệp nhắn tin cho tôi: “TPHCM có làm được gì không? Dân kêu, báo đài lên tiếng, Quốc hội gay gắt, Phó Thủ tướng cũng đã phân tích đâu ra đấy, vậy mà không làm gì được...”.
 
img

Trẻ em chơi game online tại một tiệm internet ở quận 4 - TPHCM. Ảnh: HỒNG THÚY

 
* Nhiều nước trên thế giới cũng có game online. Tại sao vấn đề này tại Việt Nam lại đặc biệt nhức nhối đến vậy?
 
- Mỗi quốc gia có trình độ phát triển và đặc điểm văn hóa khác nhau. Ở một xã hội có trình độ dân trí cao, “sức đề kháng” của họ trước cái xấu sẽ tốt hơn. Khi “thể trạng” đang yếu mà cứ bơm virus vào thì không bác sĩ nào chữa nổi.
 
Thực tế, rất nhiều trong số những em nghiện game online nặng vốn có tư chất thông minh và óc sáng tạo, học giỏi. Nếu để game online tàn phá, chúng ta sẽ làm những người lẽ ra là  nhân tài của đất nước lại trở thành gánh nặng xã hội.
 
Hiện các điểm chơi game online mọc lên quá nhiều. Các tiệm net bây giờ hầu như chỉ phục vụ mục đích chơi game. Cộng đồng trực tuyến chơi game đang lan rộng kinh khủng. Sẽ có thêm nhiều con nghiện và những gia đình đau khổ.
 
Tôi được biết doanh thu của các công ty kinh doanh game online trong thời gian gần đây lên đến 70-80 triệu USD/năm. Nguồn lợi lớn này làm cho người ta “quên” tương lai của một thế hệ con em bị đe dọa bởi game online. 
 
* Hiện đã xác định có 43 game online bạo lực đang lưu hành rộng rãi. Liệu Sở TT-TT sẽ có biện pháp hữu hiệu để dẹp bỏ?
 
- Chúng tôi đã quyết tâm và lãnh đạo TP cũng đã thông qua. Ngưng hoạt động các game online này là vấn đề hoàn toàn không dễ chút nào, sẽ có “đụng chạm”. Doanh nghiệp đã được cấp phép, nghĩa là họ hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.
 
Tuy nhiên, quan điểm của sở là phải xử lý vấn đề game online như với một doanh nghiệp ô nhiễm. Anh có giấy phép nhưng trong quá trình hoạt động mà gây ô nhiễm môi trường, ở đây có thể nói là “ô nhiễm xã hội” thì buộc phải ngăn chặn lại.
 
Tại kỳ họp HĐND, tôi đã đề xuất loại bỏ ngay các trò chơi trực tuyến bạo lực đang lưu hành đồng thời cấm quảng cáo chúng dưới mọi hình thức (giống như các chất gây nghiện khác). S
 
ở TT-TT TPHCM kiên quyết đình chỉ các trò chơi mà chúng tôi xác định có nội dung bạo lực, cho dù đó là các sản phẩm đã được bộ cấp phép. Việc cấp phép cho quá nhiều game bạo lực như vậy là bất thường.
 
Chúng tôi mong muốn cơ quan có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan cấp phép và nếu phát hiện hành vi tiêu cực phải xử lý nghiêm khắc. Không được để chỉ một vài người trong bộ máy vì lợi ích của một nhóm doanh nghiệp mà phá hỏng tương lai của hàng triệu thanh, thiếu niên.
 

Tác hại game online như ma túy

 
Tác hại của game online đã rõ, làm xã hội rất lo lắng, cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý về vấn đề này... Các chuyên gia và người dân cho rằng tác hại, sự nguy hiểm không kém rượu, thuốc lá, có một số mặt tương đương với ma túy. Trách nhiệm có gia đình, nhà trường, xã hội nhưng tôi muốn hỏi trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, đối với bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch có biết những nội dung game online vừa qua hay không?
 
77% bạo lực, 9% cờ bạc, 14% là thể thao giải trí, những nội dung về bạo lực, cờ bạc của 58 trò chơi game online bộ trưởng có biết không? Trách nhiệm như thế nào và sắp tới chỉ đạo như thế nào để từ những chương trình vừa chơi vừa học khuyến khích trí tuệ, nhiều sản phẩm văn hóa bổ ích.
 
Tôi muốn hỏi thêm bộ trưởng Bộ TT - TT vấn đề liên quan đến quản lý cấp phép những quy chế như thế nào. Chúng ta đã có Thông tư 60 nhưng những thông tư đó với những nội dung lạc hậu, chúng ta cũng chưa quản lý được.
 
Hiện nay, tại sao thế giới người ta cũng đứng trước vấn nạn này mà người ta kiểm soát được. Còn cách của chúng ta xử lý chưa tương xứng, hình như chúng ta còn bàn cãi quá nhiều tiêu chí tại sao, thế nào là bạo lực, cờ bạc, khiêu dâm. Trong khi nội dung cũng rõ rồi, thẩm định rồi.
 
Mức độ bạo lực có 6 mức độ: Thứ nhất, đâm chém cá nhân. Thứ hai, đâm chém có tổ chức. Thứ ba, bắn giết cá nhân. Thứ tư, bắn giết hàng loạt. Thứ năm, bắn giết có tổ chức, băng nhóm. Thứ sáu, giết người hàng loạt.
 
...Tôi nghĩ rằng trách nhiệm của Bộ TT - TT trong vấn đề này là rất lớn. Có người đề nghị rằng sắp tới trong cấp phép, bộ trưởng nên cấp phép chứ không để cục bởi vì trò chơi đó tác động đến hàng triệu người...
 
P.Dương ghi (Trích chất vấn của ĐBQH Phạm Phương Thảo tại Quốc hội vào ngày 11-6)

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo