xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hết làm quan thì… về hội!

TRƯƠNG MINH THẮNG

Tình trạng già hóa cán bộ hội ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều nơi do việc bố trí cán bộ lãnh đạo đã nghỉ hưu tiếp tục làm công việc quản lý tổ chức hội.

Thực tế đó đang diễn ra ở một số tổ chức hội đặc thù được giao biên chế và sử dụng kinh phí từ ngân sách, vô hình trung dẫn đến sự xem nhẹ hoạt động hội. Điều này còn cho thấy việc thực hiện Bộ Luật Lao động ở nhiều địa phương đang còn những khoảng trống. Có người còn gọi đấy là “sân sau” của cán bộ đến tuổi nghỉ hưu.

Lực lượng lao động trẻ có trình độ và năng lực hiện nay không thiếu, trong khi cán bộ đã nghỉ hưu lại tiếp tục “chiếm” biên chế. Chẳng lẽ cán bộ hội lại thiếu đến mức không thể tìm được người thay thế? Chính khoảng trống ấy đã dẫn đến tình trạng có những quan chức tiếp tục giữ ghế chủ tịch, phó chủ tịch hội thêm 10-15 năm, thậm chí cả 20 năm, sau khi nghỉ hưu. Tình trạng người cao tuối (không thuộc diện kéo dài tuổi nghỉ hưu theo quy định của nhà nước) “chiếm” biên chế không chỉ làm mất đi cơ hội của lớp trẻ, những cán bộ có năng lực đang trong độ tuổi lao động, mà còn dẫn đến suy giảm lòng tin và sức phấn đấu của cán bộ, viên chức ở những nơi này.

Các tổ chức hội có nguồn kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước đòi hỏi phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, trong đó có Bộ Luật Lao động. Tình trạng già hóa cán bộ lãnh đạo hội cần được nhận diện để tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời. Nếu không có cơ chế quản lý nhân lực và được kiểm soát chặt chẽ thì con người dễ dàng tiếp tục bị cuốn hút vào vòng xoáy “quyền - danh - lợi”.

Sức sống, sự sáng tạo của mỗi tổ chức phụ thuộc vào việc bố trí đội ngũ cán bộ trẻ trung, năng động ở những nơi này. Hằng năm, nhà nước dành cho các tổ chức hội một khoản ngân sách và con số biên chế cũng không nhỏ. Năm 2015, các hội đặc thù được phân bổ gần 7.500 biên chế. Trong khi nợ công đang ở mức báo động và nguồn kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên ngày càng lớn, các tổ chức hội sử dụng ngân sách nhà nước không thể cứ mãi là sân chơi của quan chức đã nghỉ hưu. Chỉ có những hội tự nguyện và không sử dụng kinh phí ngân sách mới là nơi dành cho bất cứ ai có nhu cầu.

Cho ý kiến Luật Về hội tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 22-9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thẳng thắn chỉ rõ: Thứ trưởng cứ về hưu là ra làm chủ tịch hiệp hội, xin thành lập hội rồi xin nhà, xin xe, thậm chí xin cả biên chế. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cũng nêu: “Nhiều đồng chí chuẩn bị nghỉ hưu thì xin thành lập ban vận động thành lập hội. Chuyện này rất nhiều nên khi dự thảo Luật Về hội, chúng tôi đề nghị đối với cán bộ, công chức lãnh đạo từ cấp vụ trở lên, sau 5 năm nghỉ hưu mới được tham gia thành lập, sáng lập, ban lãnh đạo của hội”.

Hy vọng bằng những giải pháp cụ thể, các nhà làm luật sẽ giải quyết triệt để tình trạng đáng buồn kể trên để không còn lưu truyền câu nói “hết thời thì… về hội”!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo