xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hồ thủy lợi tích nước, nông dân khốn đốn

Bài và ảnh: Quang Nhật

Dù hồ thủy lợi Tả Trạch chưa tích nước đến ngưỡng cho phép nhưng đã làm hàng trăm hecta cao su, cây nông nghiệp của người dân bị ngập

Công trình hồ thủy lợi Tả Trạch nằm ở thượng nguồn sông Hương (tỉnh Thừa Thiên - Huế) xây dựng từ tháng 11-2005, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) làm chủ đầu tư với tổng kinh phí gần 4.000 tỉ đồng, nhằm chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, giảm lũ chính vụ cho hệ thống sông Hương; đồng thời cung cấp nước tưới cho 35.000 ha đất canh tác ở vùng đồng bằng sông Hương.


Đường dẫn vào rừng cao su của người dân xã Hương Sơn bị chia cắt do ngập

Đường dẫn vào rừng cao su của người dân xã Hương Sơn bị chia cắt do ngập

Năm 2016, hồ hoàn thành và tích nước, hiện đã đạt đến cao trình +45 m. Từ đó đến nay, nhiều vùng đất sản xuất của người dân ở các thôn Ta Rung, A2, Ba Ha của xã Hương Sơn (huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế) không nằm trong vùng bị ảnh hưởng của hồ nhưng bị ngập, gây cô lập.

Nhiều người dân xã Hương Sơn đang khốn đốn vì nhiều diện tích đất trồng sắn, cao su bị chìm trong nước, cây trồng thối rễ và chết. Ông Hồ Văn Tiêu, ngụ thôn A2, bức xúc: “Gia đình tôi có hơn 1 ha cao su và 1 ha keo lá tràm, nhiều hộ khác trong thôn cũng có rừng. Thế nhưng, giờ không thể vào thu hoạch mủ cao su dù giá mủ cuối năm đã tăng”. Theo ông Tiêu, vì muốn kiếm tiền ăn Tết, nhiều thanh niên trong làng phải bơi qua đoạn ngập trong thời tiết lạnh buốt để cạo mủ cao su.

Ông Hồ Thanh Nghi, Chủ tịch UBND xã Hương Sơn, cho biết xã có 85 hộ nằm trong danh sách bị ảnh hưởng khi xây dựng hồ Tả Trạch. Tuy nhiên, hiện chỉ mới 46 hộ được đền bù đất và tài sản trên đất, hỗ trợ tái định cư. Ngoài những hộ trên, hiện đất sản xuất của 30 hộ khác bị ngập phát sinh, hơn 300 ha cây cao su, keo lá tràm... bị cô lập không thể vào khai thác. Đặc biệt, việc tích nước gây ngập đường còn khiến gần 70 hộ dân ở thôn A2 không thể vào rừng sản xuất, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống.

Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Nam Đông, dự án hồ Tả Trạch gây ảnh hưởng đến dân ở thị trấn Khe Tre và 3 xã của huyện Nam Đông, gồm: Hương Phú, Hương Sơn, Hương Hòa. Ngoài số hộ dân đã được đền bù, hiện vẫn còn gần 100 ha đất lâm nghiệp của hơn 80 hộ dân bị thu hồi theo diện “đất đổi đất” nhưng vì quỹ đất không đủ nên phải đền bù bằng tiền với hơn 5 tỉ đồng. Hiện công tác đền bù đang gấp rút được triển khai.

Ông Trần Quốc Phụng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, cho biết đã yêu cầu UBND xã Hương Sơn thống kê danh sách hộ dân có diện tích đất bị ngập để lên phương án đền bù kịp thời. Huyện sẽ yêu cầu Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng thủy lợi 5 thuộc Bộ NN-PTNT phối hợp các đơn vị chuyên môn khảo sát những điểm cô lập để bố trí nguồn vốn xây dựng cầu, ngầm tràn giúp người dân đi lại sản xuất như trước.

Trong khi đó, lãnh đạo Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng thủy lợi 5 khẳng định hồ được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chấp thuận tích nước đến cao trình +53 m nên việc tích nước là đúng quy định. Về việc mới tích nước ở cao trình +45 m đã ngập đối với một số vùng của huyện Nam Đông là nằm ngoài thiết kế, trách nhiệm thuộc Ban Đầu tư và xây dựng thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế khi lập dự án di dời người dân và hỗ trợ, đền bù các vùng bị ngập.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo