- Phóng viên: Ông suy nghĩ như thế nào về việc QH lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt?
- Điều kiện mà ông đề cập là gì?
- Thông tin về các chức danh. Đây là vấn đề rất quan trọng. Chúng tôi chỉ có 47 bản tường trình của người được lấy phiếu tín nhiệm. Các bản tường trình là nghiêm túc nhưng có lẽ không phản ánh được hết.
- Vậy ông sẽ căn cứ vào đâu để quyết định lá phiếu của mình?
- Chẳng còn cách nào khác là tôi căn cứ vào nhận thức của mình về từng chức danh với trách nhiệm của mình trước cử tri, trước nhân dân. Tôi cũng thừa nhận là do làm lần đầu nên khó đạt được mong muốn của người dân nhưng chúng ta phải chấp nhận .
- Ông nghĩ kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ thế nào?
- Tôi rất băn khoăn và chỉ mong mọi người chia sẻ khó khăn với ĐBQH và đừng quá kỳ vọng, mặc dù đây là hoạt động mà QH rất cần phải làm và việc triển khai là đúng. Ít nhất việc lấy phiếu tín nhiệm cũng là một cảnh báo, lời nhắc nhở đối với những đối tượng được lấy phiếu.
ĐB cũng phải hết sức tập trung để sau khi bỏ phiếu, mình cảm thấy hoàn thành trách nhiệm trước cử tri.
- Hiến pháp hiện hành đã quy định việc bỏ phiếu tín nhiệm nhưng lần này QH mới dừng ở việc lấy phiếu tín nhiệm, thưa ông?
- Thông thường, các nước bỏ phiếu bất tín nhiệm. Công tác này được thực hiện khi những chức danh biểu hiện có vấn đề. Còn ở ta, theo Nghị quyết của QH, khi có 20% ĐBQH có ý kiến với Chủ tịch QH về phẩm chất, tín nhiệm của một chức danh nào đó thì mới đưa ra QH lấy phiếu tín nhiệm. Lấy phiếu và bỏ phiếu là rất khác nhau. Đây là lần đầu nên QH thận trọng là cần thiết.
Có công khai kết quả?
Trưởng Ban Công tác ĐB của Quốc hội, bà Nguyễn Thị Nương, cho biết công tác phục vụ việc lấy phiếu tín nhiệm đã hoàn tất chu đáo, kỹ lưỡng và với tinh thần trách nhiệm cao nhất có thể. Kết quả của việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ được ban kiểm phiếu thông báo vào sáng 11-6.
“Kết quả này có công khai cho cử tri biết hay chỉ công bố cho ĐBQH thì tôi chưa rõ. Tuy nhiên, nếu chức danh nào có số phiếu tín nhiệm thấp thì họ sẽ phải nỗ lực hết mình trong năm tới bởi nếu 2 năm liền cùng có kết quả này thì đồng nghĩa với việc QH phải bỏ phiếu tín nhiệm đối với chức danh đó. Đến thời điểm này, chúng tôi cũng chưa nghe thông tin liên quan tới việc vận động, “chạy phiếu” - bà Nương nói.
Theo Văn phòng QH, ngày 10-6, QH lấy phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh chủ chốt do QH bầu hoặc phê chuẩn. Buổi sáng, QH sẽ biểu quyết danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm. Sau khi thống nhất danh sách, QH sẽ thảo luận ở các đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm. Chiều cùng ngày, sau khi nghe báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở các đoàn và báo cáo về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm và người được lấy phiếu tín nhiệm, QH sẽ bầu ban kiểm phiếu và tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.
Sáng hôm sau, 11-6, QH sẽ thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm. |
3 bộ trưởng và “tư lệnh” ngành kiểm sát trả lời chất vấn Theo kết quả từ cuộc họp của Ủy ban Thường vụ QH chiều 8-6, cùng với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn có 4 bộ trưởng, trưởng ngành đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5 này, gồm: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Dự kiến, từ chiều 12-6, sau khi kết thúc phần lấy phiếu tín nhiệm, QH sẽ tiến hành các phiên chất vấn và trả lời chất vấn cho đến hết ngày 14-6. |
Bình luận (0)