xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khi người tiêu dùng bị đẩy vào tù

Quang Huy

Cách thức giải quyết “vụ con ruồi” của Công ty Tân Hiệp Phát (với kết quả tạm thời là vụ việc đã được hình sự hóa và người báo tin rồi đòi 1 tỉ đồng bị bắt giam) không được dư luận đồng tình dù rằng lựa chọn phương thức xử lý sự cố là quyền của doanh nghiệp.

Chắc chắn bị can Võ Văn Minh chẳng ngờ rằng vụ việc bị đẩy đi xa đến vậy và chính anh ta - một người tiêu dùng của Tân Hiệp Phát - lại bị sa vào lao lý sau vài cuộc thương lượng bất thành với công ty này.

Còn Tân Hiệp Phát thì chắc đã quen với việc xử lý những trường hợp sản phẩm của công ty đang lưu hành ngoài thị trường bị phát hiện mắc lỗi bằng các cách thức khác nhau. Trước đó 2 năm từng có trường hợp người tiêu dùng phát hiện con gián trong chai nước của công ty này và vòi 50 triệu đồng; công ty chấp nhận thương lượng, người đó tưởng được tiền hóa ra bị công an bắt, bỏ tù 3 năm!

Pháp luật và đạo lý không chấp nhận hành vi tống tiền. Trong “vụ con ruồi”, chưa đề cập việc khởi tố bị can Võ Văn Minh hành vi “Cưỡng đoạt tài sản” đã phù hợp với luật định hay chưa, chỉ bàn cách ứng xử của doanh nghiệp như vậy liệu có thỏa đáng?

Bất cứ một dây chuyền sản xuất nào cũng cho ra một lượng sản phẩm mắc lỗi. Các công ty thức uống, bánh kẹo, thực phẩm hiểu rất rõ điều này và luôn đề cao trách nhiệm giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng khi họ mua phải sản phẩm hư hỏng. Nghiệp vụ thông thường là xác minh, thương lượng, đền bù... sao cho vụ việc êm đẹp. Với mục tiêu tối thượng là bảo vệ uy tín thương hiệu, thực tế cho thấy rất hiếm doanh nghiệp bác bỏ thẳng thừng yêu cầu của người tiêu dùng mà kiên nhẫn đàm phán; còn gài bẫy hay gây hại đến họ lại càng không, dù có bị đòi hỏi quá đáng.

Về phía người tiêu dùng, mặt bằng dân trí, văn hóa thưa kiện và cơ sở pháp lý hiện nay chưa tạo điều kiện cho họ đòi quyền lợi chính đáng một cách văn minh nhất. Khi bị phương hại, đa số yêu cầu bên bán đáp ứng quyền lợi vật chất cho mình theo cách tự nhiên thường thấy và trong nhiều trường hợp, vì thiếu hiểu biết pháp luật, bên “nguyên” đã sa vào bẫy của bên “bị”.

Với “vụ con ruồi”, nếu như xảy ra ở Mỹ hay những nước tiên tiến khác, tòa án là nơi phán xử và hầu hết phần thắng thuộc về người tiêu dùng; nhà sản xuất phải đền “sặc máu” nên rất sợ bị người tiêu dùng thưa kiện. Còn ở ta, nhà sản xuất muốn lái vụ việc theo chiều hướng nào cũng được, miễn có lợi nhất cho mình. Đó là một hình thức phản bội người tiêu dùng.

Bằng cách thức nào đó, doanh nghiệp có thể nhờ đến cơ quan pháp luật để giải quyết “món nợ” nhưng chống lại người tiêu dùng - dù là một cá nhân riêng lẻ - luôn là điều tối kỵ đối với mọi nhà sản xuất - kinh doanh. Người bán cơm Võ Văn Minh có thể đã sai nhưng cách ứng xử của Tân Hiệp Phát không được cho là đúng, thậm chí nguy hại cho chính công ty này. Tìm một chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng rất khó, mất chỗ đứng ấy thì rất nhanh. Những kiểu ứng xử thiếu vắng đạo lý, thậm chí khiến người ta sợ hãi, thì khó mà thu phục nhân tâm.

Qua đây cũng hiểu thêm vì sao hội nhập kinh tế quốc tế đã hàng chục năm mà doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn lẹt đẹt trên sân nhà, có phần vì cái cách “dùng dao mổ bò để giết... ruồi” như thế!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo