xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không hề nao núng trước Trung Quốc!

Bài và ảnh: TỬ TRỰC

Trước sự ngang ngược của Trung Quốc, nhiều ngư dân thề quyết tâm bám biển Hoàng Sa đến cùng để giữ ngư trường thiêng liêng của Tổ quốc

Mấy ngày qua, chuyện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển Việt Nam cũng như gia tăng quấy phá tàu thuyền của ngư dân ta khi đang đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa đã khiến người dân Quảng Ngãi hết sức bức xúc. Không ít người càng quyết tâm ra Hoàng Sa, bất chấp hiểm nguy.

Có phá sản vẫn đi Hoàng Sa

Sáng 19-5, sau chuyến biển trở về từ Hoàng Sa trên chiếc tàu QNg 90205 TS, nhiều ngư dân ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi lại tất bật chuẩn bị cho chuyến đánh bắt mới.

Anh Phạm Tấn Sơn (thuyền viên tàu QNg 90205 TS) quả quyết: “Dù Trung Quốc có hung hăng đến đâu, chúng tôi cũng không bao giờ nao núng. Biển Hoàng Sa là của Việt Nam mình, bao năm qua ngư dân ta vẫn đánh bắt ở đó. Bây giờ, Trung Quốc ngang nhiên đến gây hấn với chúng ta. Họ càng ngang ngược, chúng ta càng tiến lên và nhất định phải đuổi giàn khoan cùng tàu thuyền Trung Quốc khỏi vùng biển của ta”.

Ngư dân Phạm Tấn Sơn (thuyền viên tàu QNg 90205 TS): “Sửa xong tàu, chúng tôi quyết tâm ra Hoàng Sa”
Ngư dân Phạm Tấn Sơn (thuyền viên tàu QNg 90205 TS): “Sửa xong tàu, chúng tôi quyết tâm ra Hoàng Sa”

Ông Nguyễn Văn Quang (chủ tàu QNg 90205 TS) tâm sự: “Dù chuyến biển vừa rồi tôi không trực tiếp tham gia nhưng nhìn cảnh ngư dân mình bị quấy phá, tôi rất đau đớn. Ngư dân mình lâu nay làm biển rất hiền, không bao giờ gây chuyện với ai, thế mà lần này lại gặp nạn. Dù Trung Quốc ngang ngược, bị thiệt hại bao nhiêu thì tôi vẫn chấp nhận sửa chữa lại tàu, tiếp tục ra Hoàng Sa đánh bắt. Có bán nhà, tôi vẫn cho tàu ra Hoàng Sa!” - ông Quang khẳng định.

Không chỉ có anh Sơn hay ông Quang, rất nhiều ngư dân khác ở Bình Châu đều thể hiện quyết tâm bám biển Hoàng Sa đến cùng. Ngư dân Nguyễn Tấn Hải nôn nao: “Tôi mong sớm được chữa lành bệnh để cùng anh em ra Hoàng Sa đánh bắt tiếp”.

“Hoàng Sa nghe rõ không?”

Tạm biệt những ngư dân quả cảm, chúng tôi tìm về làng chài xã Bình Châu. Từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, có hơn 50 tàu công suất lớn của ngư dân xã này tình nguyện chuyển hướng đánh bắt ra Hoàng Sa để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Chiếc Icom cộng đồng đặt tại trung tâm xã liên tục bắt được tín hiệu từ tàu cá đi Hoàng Sa vọng về. “Alô… alô…, anh em có sao không?” - ông Bùi Hồng Vân, Trưởng đài Icom xã Bình Châu, đáp lại tín hiệu. Từ đầu bên kia, giọng nói lúc được lúc mất, kèm theo tiếng gió thổi ồ ồ: “Tôi, Đặng Tằm đây. Giờ tàu đang làm ở đảo Phú Lâm. Tàu Trung Quốc nhiều quá, anh em bị đuổi liên tục. Có tàu của anh Nha vừa bị tàu Trung Quốc tông vào…”. Đột nhiên, tiếng nói bị ngắt quãng, chỉ còn tiếng ồ ồ trên máy. Lo lắng, ông Vân cố bật Icom điện đàm, hỏi giật: “Hoàng Sa có nghe rõ không? Hoàng Sa có nghe rõ không?” nhưng không có tín hiệu đáp trả.

Hơn 10 phút sau, liên lạc mới được nối lại, ngư dân Đặng Tằm cho biết: “Nghe rõ, nghe rõ. Dù bị Trung Quốc tông nhưng tàu anh Nha không sao, chỉ bị bể gương và vừa chạy qua khỏi chúng tôi. Hiện giờ, tàu vẫn đang đánh bắt”. Nghe xong, ông Vân thở phào nhẹ nhõm và không quên dặn dò: “Rõ rồi. Anh em cố gắng trụ lại đánh bắt. Yên tâm, không gì phải sợ cả!”.

Ông Vân tâm sự kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép và gia tăng việc tấn công ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa, bà con trong bờ rất lo lắng. “Song, dù thế nào thì anh em vẫn không bỏ Hoàng Sa được. Có những lúc, qua máy Icom, anh em báo về bị Trung Quốc đuổi, tông vào tàu, ai cũng lo vô cùng. Nhưng khi biết tin bà con đã thoát khỏi sự truy đuổi của tàu Trung Quốc, chúng tôi động viên họ bám biển, ở lại đánh bắt để giữ ngư trường. Biển của mình, không thể để Trung Quốc lộng hành được!” - ông Vân mạnh mẽ.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu, cho biết mấy ngày qua, dù có rất nhiều tàu cá của ngư dân địa phương bị phía Trung Quốc tấn công nhưng đồng thời đó cũng có rất nhiều tàu đăng ký ra Hoàng Sa. “Nhiều bà con vì căm phẫn hành động Trung Quốc đã tình nguyện ra Hoàng Sa đánh bắt. Địa phương cũng đã đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp hỗ trợ bà con ngư dân” - ông Hùng cho biết.

Nghiệp đoàn Nghề cá ra tuyên bố phản đối

Ngày 19-5, Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam đã ra tuyên bố cực lực phản đối việc tàu kiểm ngư của Trung Quốc tấn công tàu cá QNg 90205 TS, đánh thuyền trưởng Nguyễn Tấn Hải và anh Nguyễn Huyền Lê Anh ngất xỉu, cướp đi 8 tấn cá, thủy sản các loại và gần 2.000 lít dầu máy cùng các loại đồ dùng vận dụng thiết yếu của ngư dân.

Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam lên án hành động đánh đập ngư dân và phá hoại tài sản các tàu cá Việt Nam, đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 cùng toàn bộ tàu hải giám, tàu kiểm ngư và tàu đánh bắt cá ra khỏi vùng biển Việt Nam... B.T.K

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo