* Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, đặt Quốc hội (QH) quyết định xây dựng dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-TPHCM (dự án) trong khi VN đang là nước nghèo, thâm hụt ngân sách tăng cao liệu có đúng thời điểm ?
- Bộ trưởng Võ Hồng Phúc: Lúc này, quyết định dự án là đúng thời điểm. Chúng ta hiện không còn là nước nghèo vì năm nay, VN đã chuyển sang nước thu nhập trung bình với GDP bình quân gần 1.200 USD/người/năm.
Không phải làm ngay mà dự án này sẽ khởi công từ nửa cuối của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 2010-2020. Lúc đó, GDP tính trên đầu người VN sẽ trên 3.000 USD.
Như vậy, lúc đó, chúng ta có đủ điều kiện để xây dựng tuyến đường sắt này và cũng cần phải có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ hơn để phục vụ cho mục tiêu phát triển KT-XH.
* Huy động vốn đến 56 tỉ USD sao thời gian lập báo cáo tư vấn của dự án lại quá ngắn, chỉ có 3 tháng?
- Thực tế, thời gian lập báo cáo không phải 3 tháng. Cơ quan trình dự án đã nghiên cứu khá lâu song việc điều chỉnh dự án thì đúng là thực hiện trong 3 tháng.
Sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt vấn đề về dự án này với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào năm 2006, thủ tướng hai nước đã giao các cơ quan hữu quan hai bên phối hợp nghiên cứu. Tổng Công ty Đường sắt VN đã phối hợp với JAICA (Tổ chức Hợp tác phát triển Nhật Bản) cùng Bộ GTVT hai nước xem xét xây dựng đề án.
Hiện nay, dự án này mới ở mức báo cáo tiền khả thi, tức báo cáo đầu tư, đến giai đoạn báo cáo khả thi mới có các thông số cơ bản và chi tiết.
Nếu xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội - TPHCM, VN phải cần đến 56 tỉ USD. Ảnh: TƯ LIỆU
* Rất nhiều ý kiến cho rằng nếu vay số tiền quá lớn, dự án sẽ làm cho gánh nặng nợ của quốc gia quá sức chịu đựng?
- Hiện dư nợ quốc gia của ta vẫn trong ngưỡng an toàn. Hằng năm, chúng ta vẫn thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ, các tổ chức cho vay vẫn tin vào khả năng trả nợ của VN. Vì vậy, họ vẫn đang và sẽ cho chúng ta vay tiếp. Chính phủ cũng kiểm soát rất chặt chẽ việc vay và trả nợ, đặc biệt là vốn vay ODA.
Dự án là một công trình đầu tư dài hạn, nếu thực hiện thì đến năm 2014 mới bắt đầu khởi công và hoàn thành vào năm 2035, tức là sau 21 năm. Vả lại, theo Bộ GTVT, dự án này không phải vay vốn nước ngoài toàn bộ mà còn huy động vốn ngân sách, vốn của doanh nghiệp...
* Nhưng hiện nay và sắp tới, chúng ta còn phải vay nhiều để xây dựng các công trình lớn khác?
- Hiện nay, phần lớn các công trình là do doanh nghiệp vay. Vốn đầu tư nhà máy điện hạt nhân do doanh nghiệp vay và trả nợ. Ngành điện đã vay nhiều nhưng họ vẫn trang trải được các khoản nợ. Đối với các công trình lớn khác, Chính phủ đã tính toán, cân đối chung trong tổng thể của chiến lược vay nợ quốc gia.
* Có ý kiến cho rằng vốn đầu tư thực tế vào dự án có thể lên tới 100 tỉ USD, chứ không phải 56 tỉ USD như Bộ GTVT trình QH?
- 100 tỉ USD là gấp đôi dự tính, tôi nghĩ chắc chắn không đến. Như tính toán của đường sắt VN cũng như kinh nghiệm của một số nước thì con số đầu tư cho dự án này dao động từ 30 – 40 triệu USD cho mỗi km đường. Trên cơ sở định mức như vậy mới có số vốn đầu tư như Bộ GTVT đã trình.
* Việc có trả được nợ hay không phụ thuộc vào hiệu quả kinh tế của dự án song ngay các chuyên gia tư vấn của JAICA cũng lo ngại về hiệu quả kinh tế và khả năng thu hồi vốn của dự án này?
- Đúng vậy. Nếu chưa xét đầy đủ các số liệu về tình hình phát triển KT-XH của VN ở 25 năm sau thì chưa thể khẳng định về hiệu quả của toàn dự án mà chỉ có thể tính được hiệu quả cho từng giai đoạn trước mắt.
Chính vì vậy, Hội đồng Thẩm định Nhà nước đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho khởi công 2 đoạn tuyến của dự án từ TPHCM đi Nha Trang và Hà Nội đi Vinh bởi vì 2 tuyến này trước đây, đã được nghiên cứu khá kỹ và thấy có hiệu quả.
* Hiệu quả kinh tế kém của một số dự án lớn như đội tàu của Vinashin hay đường Hồ Chí Minh... có là bài học cho dự án?
- Không phải tất cả các công trình đó là kém hiệu quả. Đội tàu biển Bắc
Chỉ có tuyến Tây Trường Sơn chạy dọc từ phía Tây Quảng Bình đi qua Khe Sanh, Quảng Trị... là không hiệu quả. Khi làm đoạn đường này đã có nhiều ý kiến khác nhau. Lúc đó Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng không đồng ý.
* Đây là dự án kinh tế lớn, vậy sao lại giao cho Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của QH thẩm tra và liệu điều đó có thể đánh giá được hiệu quả KT-XH của dự án?
- Tôi không thể trả lời câu hỏi này. Đó là việc của QH.
* Chính phủ và QH sắp chuyển giao nhiệm kỳ trong khi dự án là dài hạn, tại sao Chính phủ và QH không để khóa sau quyết định?
- Chúng ta muốn năm 2014 khởi công dự án này thì ngay năm 2012 phải bắt tay xây dựng và muốn bắt tay xây dựng thì năm 2010 phải làm báo cáo khả thi, sau đó còn thẩm định, thiết kế. Thời gian đòi hỏi như vậy.
Quốc hội đánh giá tình hình kinh tế - xã hội
T.Dũng |
Bình luận (0)