xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không ngán bệnh!

Cao Tuấn

Những tuần qua, dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) tiếp tục lan nhanh ở nhiều tỉnh, thành với gánh nặng dồn lên 2 đô thị lớn nhất nước là Hà Nội và TP HCM.

Dịch SXH năm nay đặt ra một số vấn đề, trong đó có công tác truyền thông và tiếp nhận truyền thông.

Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng 100.000 ca SXH. Năm nay, chỉ mới 7 tháng nhưng đã có gần 81.000 trường hợp, 24 người tử vong. Những con số đủ để gây lo lắng cho cộng đồng, xã hội.

Vì sao tăng? Có nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố môi trường, mật độ dân cư ngày càng cao, nhất là ở các thành phố lớn và rất đáng quan ngại, còn có vấn đề về ý thức phòng bệnh của người dân. Hơn nữa, thời tiết năm nay diễn biến khác thường, miền Bắc ít ngày rét, miền Nam thì mùa mưa đến sớm và đây là một trong những yếu tố cơ bản.

Nếu như yếu tố môi trường và dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển thì sự lơ là, chủ quan của người dân lại "tiếp tay" cho bệnh dịch lây lan. Suy cho cùng, lăng quăng là mục tiêu cần phải tập trung loại trừ nếu muốn ngăn chặn SXH. Giải pháp được ngành y tế khuyến cáo là tăng cường diệt lăng quăng kết hợp với hoạt động phun hóa chất, trong đó, xử lý các phương tiện chứa nước, nước đọng ở nhà và khu vực công cộng là then chốt. Các chuyên gia tính toán rằng hóa chất sau khi phun chỉ tồn tại khoảng vài giờ trong khi chỉ một con muỗi cứ 2-3 tuần lại đẻ một đợt, từ 100 -200 trứng. Một tốc độ sinh sản kinh hoàng!

Ý thức của người dân trong phòng chống dịch có vai trò không thể thay thế nhưng lại chưa thể hiện rõ trên thực tế. Bộ Y tế cho rằng dịch SXH đã được dự báo sớm, thông tin rộng rãi, hướng dẫn phòng chống sâu rộng… nhưng hành vi của người dân chậm thay đổi, nhiều người chưa tự giác trong công tác vệ sinh môi trường. Đó cũng là lý do, bên cạnh việc thông tin, tuyên truyền, các cơ quan chức năng ở một số địa phương cũng đã ra tay xử phạt nhiều hộ dân bất hợp tác, vi phạm quy định về phòng chống dịch. Riêng TP HCM xử phạt hơn 300 trường hợp.

Có thể nói, giữa chủ thể truyền thông và đối tượng tiếp nhận truyền thông nhằm thay đổi hành vi có khoảng cách không nhỏ. Liệu có phải do hoạt động tuyên truyền chưa chạm đến từng nhà, từng ngõ hẻm, góc phố hay vì người dân thờ ơ, xem nhẹ dịch bệnh chết người? Thực tế cuộc sống cho phép chúng ta nghiêng về khả năng thứ hai. Không ai có thể phủ nhận truyền thông đã liên tục soi rọi, cập nhật, cảnh báo mọi người về tác hại ghê gớm của thuốc lá và rượu bia khi lạm dụng. Thế nhưng, trên thực tế thì sao? Người ta vẫn hút, vẫn uống mê mệt đến độ trên các bảng xếp hạng quốc tế về mức tiêu thụ các loại "đồ chơi" này, Việt Nam luôn ở vị trí ngất ngưởng!

Dường như đang hiện hữu một loại tâm lý "không ngán bệnh" trong đời sống của chúng ta, làm hạn chế hiệu quả hoạt động truyền thông và tiếp nhận truyền thông về các vấn đề sức khỏe thiết yếu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo