xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm nhà máy điện mặt trời trên đất lâm nghiệp

Bài và ảnh: CAO NGUYÊN

Tỉnh Đắk Lắk đã đồng ý về chủ trương cho 7 dự án nhà máy điện mặt trời, trong đó có một số dự án nằm trên đất lâm nghiệp

Theo Tờ trình số 07/TTr-UBND ngày 18-1-2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk đã được HĐND tỉnh Đắk Lắk thông qua và Công văn số 1359/UBND-CN ngày 1-3-2017 về việc điều chỉnh địa điểm, quy hoạch một số dự án điện năng lượng mặt trời của UBND tỉnh Đắk Lắk, chỉ tính riêng 2 huyện Ea Súp và Buôn Đôn sẽ có 12 nhà máy điện năng lượng mặt trời được xây dựng trên hàng ngàn hecta đất.

Tổng đầu tư trên 110.000 tỉ đồng

Tổng công suất 12 nhà máy điện năng lượng mặt trời hơn 6.400 MW. Trong đó, một số nhà máy điện năng lượng mặt trời có công suất lớn như: Nhà máy công suất 500 MW xây dựng tại Tiểu khu 207 xã Cư Kbang và Tiểu khu 277 xã Cư M’lan, huyện Ea Súp; nhà máy công suất 1.000 MW xây dựng ở huyện Buôn Đôn và Ea Súp; nhà máy công suất 3.400 MW tại xã Ea R’vê Ia Lốp; nhà máy công suất 403 MW xây dựng tại khu vực hồ Ea Súp Thượng (huyện Ea Súp)… Trong khi đó, tỉnh này đã có 20 nhà máy thủy điện với tổng công suất 892 MW.

Nhiều dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời sẽ xây dựng trên đất lâm nghiệp ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
Nhiều dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời sẽ xây dựng trên đất lâm nghiệp ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk

Theo bà Phạm Thụy Như Ý, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Lắk, tất cả 12 nhà máy nói trên đều do doanh nghiệp (DN) tự khảo sát rồi đề xuất, có sự định hướng của ngành chức năng. Trước mắt, UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ mới đồng ý cho chủ trương về mặt nguyên tắc, ký kết biên bản ghi nhớ… đối với 8 DN đầu tư 7 dự án. Bảy dự án này có tổng công suất gần 4.000 MW trên diện tích 6.700 ha đất và gần 600 ha mặt nước với tổng vốn đầu tư trên 110.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, bà Ý từ chối cung cấp danh sách nhà đầu tư, vị trí xây dựng, tổng mức đầu tư… 7 dự án này vì cho rằng “trong biên bản ký kết, nhà đầu tư yêu cầu không được cung cấp thông tin DN, dự án cho báo chí” (?).

Ngoài 12 DN trên, hiện tỉnh cũng nhận được rất nhiều công văn của các DN xin được khảo sát, đầu tư xây dựng các nhà máy điện năng lượng mặt trời.

Không chuyển đổi đất lâm nghiệp sang làm kinh tế

Tại Công văn số 1075/UBND-TH ngày 21-2-2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk gửi Bộ Tư lệnh Quân khu 4, trong năm 2016, tỉnh đã thống nhất chủ trương để các sở - ngành chức năng phối hợp UBND huyện Ea Súp và đoàn kinh tế Quốc phòng 737 hướng dẫn Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình và Công ty CP Đầu tư Long Thành Đắk Lắk khảo sát khu vực dự kiến thực hiện dự án đầu tư nhà máy điện năng lượng mặt trời thuộc phạm vi quản lý, sử dụng của đoàn kinh tế Quốc phòng 737 tại huyện Ea Súp.

Tổng diện tích 2 nhà đầu tư đề nghị thực hiện dự án là 4.910 ha, không thuộc khu vực ảnh hưởng tới quy hoạch thế trận quân sự khu vực phòng thủ tỉnh Đắk Lắk.

Ngoài ra, nhiều dự án phần lớn nằm trên đất lâm nghiệp do các công ty lâm nghiệp, UBND xã quản lý. Một lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk xác nhận nhiều nhà máy khảo sát trên đất lâm nghiệp và UBND tỉnh Đắk Lắk đang giao các sở - ngành liên quan khảo sát, đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng của những diện tích này thành đất năng lượng. Còn theo bà Ý, quan điểm của tỉnh là lựa chọn những vị trí hạn chế tối đa tác động đến người dân, do đó chắc chắn sẽ đụng đến đất lâm nghiệp.

Ông Trần Đức Thanh - Vụ phó Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên - cho biết UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ mới đề xuất và ký kết một số biên bản ghi nhớ đối với một số nhà đầu tư, tiếp theo còn phải trải qua nhiều quy trình thủ tục. Tuy nhiên, nếu có nhà máy nằm trên đất lâm nghiệp thì sẽ rất khó thực hiện vì Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo không chuyển đổi bất kỳ diện tích nào sang làm các dự án kinh tế.

Theo PGS-TS Bảo Huy (Trường ĐH Tây Nguyên), việc đầu tư xây dựng nhà máy điện mặt trời là xu hướng tiến bộ, sẽ cung cấp nguồn năng lượng sạch và góp phần bảo vệ môi trường. Hạn chế của nhà máy điện mặt trời là tốn diện tích đất lớn nên phải tìm những diện tích bỏ hoang, diện tích đất nông nghiệp năng suất thấp để xây dựng. Tuy nhiên, tuyệt đối không được chặt rừng để làm điện năng lượng mặt trời bởi không ai vì năng lượng sạch mà phá đi một giá trị sinh thái môi trường.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo