xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm rõ, mở rộng phạm vi bồi thường của nhà nước

NGUYỄN QUYẾT - VĂN DUẨN

Nếu chỉ gói gọn trong lĩnh vực thi hành công vụ mới bồi thường thì chưa thể hiện trách nhiệm của nhà nước với người dân

Ngày 11-11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước (sửa đổi). Các ĐBQH đã tập trung thảo luận quy trình bồi thường án oan và yêu cầu phải mở rộng bồi thường cho các sai phạm hành chính của công chức.

Không được yêu cầu vẫn phải xin lỗi

Theo ĐB Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) - Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học - VKSND Tối cao xin lỗi người bị oan là một khâu trong giải quyết yêu cầu bồi thường. Theo quy định hiện nay, chỉ khi người bị oan có yêu cầu bồi thường thì thủ tục xin lỗi công khai mới diễn ra. Quy định này không đúng đạo lý vì người bị oan đã ngoài thiệt hại về vật chất, tinh thần còn tổn thương danh dự rất lớn. “Đề nghị quy định rõ, mọi trường hợp cơ quan tố tụng làm oan phải xin lỗi công khai, không cần thiết phải có yêu cầu hay không yêu cầu bồi thường” - ĐB Thủy nhấn mạnh.

Ngoài ra, việc quy định các chi phí khám chữa bệnh, thu nhập thực tế bị giảm sút… chỉ đền bù khi người bị oan yêu cầu là không phù hợp, chưa thực lòng với người bị oan. Cần quy định đây là những khoản đương nhiên bồi thường cho người bị oan.

Mặt khác, quá trình giải quyết một vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn nhưng dự thảo đang xử lý theo hướng trong trường hợp làm ra oan sai thì chỉ cơ quan làm oan cuối cùng có trách nhiệm xin lỗi và bồi thường. Theo ĐB Thủy, tòa án là khâu cuối cùng làm oan, thẩm phán bồi thường hoàn toàn là chưa hết trách nhiệm. Tất cả cơ quan nào làm oan người vô tội đều phải chịu trách nhiệm sai sót và trách nhiệm bồi thường.

ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) phát biểu ý kiến về dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước (sửa đổi) Ảnh: Văn Bình
ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) phát biểu ý kiến về dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước (sửa đổi) Ảnh: Văn Bình

Chậm trễ về thủ tục hành chính, phải bồi thường

ĐB Lưu Đình Nhưỡng (Bến Tre) cho biết có người dân thiệt mạng hoặc tàn tật vì công tác quản lý đô thị yếu kém. Ví dụ như người đi đường ban đêm bị sập hố ga, trẻ em bị nước cuốn vào cống thoát nước chết, cây đổ đè chết người… Trong các trường hợp này không có quyết định hành chính, quyết định tư pháp hay hoạt động của người thi hành công vụ. Do đó, nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công dân, trừ trường hợp người thiệt hại có lỗi hoặc do người khác gây ra. Nếu chỉ gói gọn trong lĩnh vực thi hành công vụ mới bồi thường thì chưa thể hiện trách nhiệm của nhà nước với người dân. Đồng tình, ĐB Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) phản ánh trong lĩnh vực hành chính nhà nước có rất nhiều vi phạm, có hàng chục ngàn khiếu nại tố cáo hằng năm nhưng giải quyết rất ít.

ĐB Nguyễn Mai Bộ (An Giang) cho rằng luật chưa đạt được mục đích nâng cao trách nhiệm của cán bộ cũng như phòng chống tham nhũng. Bộ Luật Dân sự quy định việc bồi thường do cán bộ, công chức của nhà nước gây ra thì được thực hiện theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Nhưng luật này quy định, chỉ bồi thường khi có văn bản làm căn cứ bồi thường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có yêu cầu bồi thường. “Với những quy định như vậy đã mâu thuẫn với nguyên tắc bồi thường ngoài hợp đồng là: Anh gây ra thiệt hại thì anh phải bồi thường chứ không phải là đợi có văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên” - ĐB Mai Bộ chỉ rõ.

ĐB này đặt vấn đề: Trong quan hệ giữa nhà nước và công dân, dự thảo luật này không quy định trường hợp cố ý chậm giải quyết thủ tục hành chính phải bồi thường nhưng công dân hoặc tổ chức mà chậm nộp thủ tục kê khai thuế thì bị coi là phạm tội trốn thuế, hình phạt là từ 100 triệu đến 500 triệu đồng, 3 tháng đến 2 năm tù. “Tại sao quan hệ nhà nước với công dân thì nhà nước không bồi thường khi chậm giải quyết mà công dân chậm thì bị phạt?” - ĐB đến từ An Giang đặt vấn đề. n

Bộ KH-CN phải được giám sát công nghệ từ nước ngoài

Sáng cùng ngày, thảo luận ở tổ về Dự án Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi), ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ (KH-CN) và Môi trường, cho biết qua thẩm tra thấy nhiều điều phải sửa nên chuyển thành sửa đổi một số điều thành luật sửa đổi. Đặc biệt quan trọng là quy định để làm sao Bộ KH-CN và những người quản lý KH-CN can thiệp được vào quá trình chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ từ nước ngoài vào. Trong các dự án, hầu như cơ quan quản lý nhà nước tiếp cận với công nghệ của nhà đầu tư rất khó. Như vụ Formosa, bauxite Tây Nguyên, các tập đoàn nói đưa công nghệ cao vào nhưng thực tế đã đánh tráo công nghệ và trình độ công nghệ ngay từ khái niệm ban đầu.

Tăng lương cơ sở lên 1,3 triệu đồng/tháng

Cùng ngày, QH đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách năm 2017. Theo đó, QH thông qua dự toán tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 1,2 triệu tỉ đồng. Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1,39 triệu tỉ đồng. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 178.300 tỉ đồng, tương đương 3,5% tổng sản phẩm trong nước (GDP). QH cũng quyết nghị trong năm 2017, điều tiết 100% số thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm xăng của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn về ngân sách trung ương.

Cũng theo Nghị quyết, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,21 triệu đồng/tháng lên 1,3 triệu đồng/tháng; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở. Thời điểm thực hiện từ ngày 1-7-2017.

P.Nhung

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo