xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Liên kết giao thông để chống kẹt xe

THÀNH ĐỒNG

Sở GTVT TP HCM cho biết đến nay, 10 quy hoạch về giao thông nhằm kết nối TP với các tỉnh lân cận đã được Chính phủ phê duyệt

Trong những năm qua, TP HCM nỗ lực giải quyết bài toán kẹt xe, ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, theo các chuyên gia giao thông, để “cứu” TP HCM thoát khỏi tình trạng như một “vùng nước trũng” thì phải kết nối giao thông với các tỉnh lân cận.

Chia sẻ áp lực giao thông

Trong khi lượng hàng hóa từ những cảng TP HCM đi các tỉnh lân cận chiếm tỉ lệ khá lớn thì giao thông liên kết chưa đáp ứng kịp. Do đó, tất cả phương tiện đều lưu thông qua TP, dẫn đến tình trạng nhiều tuyến đường quá tải.

Cụ thể, hàng hóa từ cảng Cát Lái (quận 2) hay các khu vực khác muốn đi về tỉnh Bình Dương, Đồng Nai chủ yếu theo Quốc lộ (QL) 1 khiến tuyến đường này luôn quá tải. Nếu lưu thông theo đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây thì phí cao và không thật sự thuận tiện. Hàng từ các cảng khác như Bến Nghé, Tân Thuận muốn lưu thông về miền Tây chủ yếu phải qua đường Nguyễn Văn Linh, sau đó về QL1 và tuyến đường này cũng quá tải.

Theo chuyên gia giao thông Phạm Sanh, quy hoạch giao thông của TP HCM chưa thật sự ổn, hệ thống đường trục liên kết giữa TP với các tỉnh lân cận chưa nhiều trong khi chỉ lo đầu tư, nâng cấp các tuyến đường nhỏ nội ô. Do đó, các cửa ngõ luôn như nút thắt, chỗ trũng. Để hạn chế điều này, TP nên đề nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) mở thêm một số tuyến đường kết nối với các tỉnh.

Ông Ngô Hải Đường, Trưởng Phòng Quản lý khai thác hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ - Sở GTVT TP HCM, cho biết trong 6 tháng đầu năm 2016, cảng Cát Lái giao nhận một phần hàng hóa của cảng Hiệp Phước và Cái Mép, dẫn đến trung bình mỗi ngày đêm có 17.000 xe ra vào cảng, có thời điểm lên tới 21.000 xe. Trong khi đó, khả năng thông hành của tuyến đường Nguyễn Thị Định chỉ đáp ứng tối đa khoảng 16.000 xe/ngày đêm. Các trục đường khác kết nối với đường này hiện chỉ có QL1 và cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây nên thường xảy ra tình trạng ùn ứ.


Kẹt xe luôn là nỗi ám ảnh ở TP HCM Ảnh: Hoàng Triều

Kẹt xe luôn là nỗi ám ảnh ở TP HCM Ảnh: Hoàng Triều

Chuyên gia Phạm Sanh cho rằng hiện nay, ngoài phương tiện của người dân TP HCM, hằng ngày còn có khoảng 2 triệu xe cá nhân từ các địa phương khác ra vào nên bài toán kết nối giao thông giữa TP với các tỉnh lân cận phải được coi trọng và có kế hoạch cụ thể. Đó là chưa nói đến việc xe cá nhân hằng năm tăng khoảng 10%, trong khi hạ tầng giao thông chỉ tăng 1%-2% là quá thấp.

Thêm nhiều tuyến đường

Theo Sở GTVT TP HCM, trong tương lai, TP sẽ có các tuyến xuyên tâm Đông - Tây kéo dài về phía Nam rồi ra đường Vành đai 3, chiều dài toàn tuyến khoảng 30,7 km với 6-10 làn xe. Hiện tuyến này chỉ mới đầu tư xây dựng đại lộ Đông Tây (trục đường Mai Chí Thọ - Võ Văn Kiệt) dài 23,4 km.

TP HCM sẽ tiếp tục đầu tư 2,5 km đường từ đại lộ Đông Tây đến Tân Tạo - chợ Đệm; trục Bắc - Nam từ ngã tư An Sương đến Hiệp Phước; QL1 với 50,5 km đi qua các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai; QL1K nối Bình Dương, quận 2 với Nhơn Trạch (Đồng Nai) thông qua phà Cát Lái. Hướng Đông Bắc với các tỉnh Bình Dương, Bình Phước thông qua QL13, cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Nhơn Thành 69 km gồm 6-8 làn xe dự kiến cũng sẽ được triển khai.

Ngoài ra, hiện UBND TP HCM còn đề xuất kéo dài đoạn trạm 2 (quận Thủ Đức) đến đường Vành đai 3 vượt qua sông Đồng Nai đi thẳng tới đường Vành đai 4 nhằm kết nối khu vực nằm giữa đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây với QL1 và quận 9 (TP HCM). Bổ sung hướng kết nối từ Đường tỉnh 768 và vành đai TP Biên Hòa tới phía Bắc sân bay Biên Hòa (Đồng Nai), vượt qua sông Đồng Nai tới đường Vành đai 3 của Bình Dương nhằm tạo phân luồng xe từ phía Đông về phía Nam không phải đi về khu vực TP HCM…

Sở GTVT TP HCM cho biết đến nay, 10 quy hoạch về giao thông nhằm kết nối TP HCM với các tỉnh lân cận đã được Chính phủ phê duyệt.

Kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 1

UBND TP HCM đang đề xuất sớm lập kế hoạch đầu tư kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 1 tới TP Biên Hòa để tăng hiệu quả đầu tư, khai thác tuyến này; sớm triển khai cắm ranh mốc ngoài thực địa, nghiên cứu thực hiện đầu tư đường sắt quốc gia đoạn trên cao Bình Triệu - Hòa Hưng cùng các cầu đường sắt Bình Lợi, ga Bình Triệu, ga Hòa Hưng; đẩy nhanh các thủ tục nghiên cứu đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay quốc tế Long Thành...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo