Theo thống kê sơ bộ, tính đến 20 giờ ngày 3-11, có khoảng 41 người chết, 8 người mất tích, 52 người bị thương (trong đó tỉnh Phú Yên: 26 người chết, 3 người mất tích, 16 người bị thương; Bình Định: 5 người chết, 2 người mất tích và 15 người bị thương; Đắk Lắk: 10 người bị thương; Quảng Nam: 1 người chết; Quảng Ngãi: 4 người bị thương; Khánh Hòa: 4 người chết, 3 người mất tích, 7 người bị thương; Gia Lai: 4 người chết; Ninh Thuận: 1 người chết).
Lực lượng cứu hộ cứu dân từ trên nóc nhà ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ảnh: D.T.Xuân
Ngày 3-11, kiểm tra và chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai tại tỉnh Phú Yên, ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, yêu cầu chính quyền địa phương cấp tốc khắc phục thiệt hại, triển khai giúp dân sửa chữa lại nhà cửa để sớm ổn định đời sống, không để hộ dân nào phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất.
Phú Yên: Trực thăng, ca nô tham gia cứu hộ
Trước tình hình nguy cấp của nhiều khu vực thuộc tỉnh Phú Yên, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đã điều động 2 máy bay trực thăng từ TPHCM và 8 ca nô từ tỉnh Ninh Thuận đến tham gia cứu các hộ dân đang bị lũ chia cắt ở hai huyện Tuy An và Đồng Xuân. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Thị Hà, UBND tỉnh Phú Yên đã đề nghị Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương làm việc với Tập đoàn Điện lực VN điều tiết việc xả lũ của các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Phú Yên và tỉnh Gia Lai theo hướng so le; đồng thời dãn thời gian xả lũ qua hết đêm 3-11 nhằm hạn chế tình trạng ngập lụt ở các khu vực hạ lưu sông Ba.
Theo báo cáo nhanh của UBND tỉnh Phú Yên, đến tối 3-11, ngoài thiệt hại về người, còn có gần 6.000 ngôi nhà bị sập hoặc hư hỏng, 22 tàu thuyền bị chìm. Một số xã thuộc hai huyện Tuy An, Đồng Xuân và thị xã Sông Cầu còn bị chia cắt chưa liên lạc được. Tại TP Tuy Hòa có khoảng 3.500 hành khách vãng lai bị kẹt xe phải ở lại, UBND TP đã cấp cho mỗi hành khách 1 gói mì tôm và 2 chai nước uống.
Nhiều trường học ở TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên bị ngập nặng trong ngày 3-11. Ảnh: N. Quyền
Bình Định: Còn nhiều vùng bị cô lập
Đêm 2 và rạng sáng 3-11, nước ở các sông dâng cao đột ngột. Hàng ngàn hộ dân ở các vùng trũng phải bỏ mặc tài sản để chạy tìm nơi tránh lũ. Khoảng 1 giờ ngày 3-11, TP Quy Nhơn bị chia cắt giữa nội thị và ngoại thành tại cầu Đôi. Khoảng 1.000 người dân phải trèo lên nóc nhà tránh lũ. Trong ngày 3-11, nhiều khu vực ở TP Quy Nhơn bị cắt điện, nước bị cúp hoàn toàn; học sinh nghỉ học.
Đến chiều 3-11, có 16 khu vực tại các huyện Tuy Phước, Vân Canh và TP Quy Nhơn đang bị cô lập. UBND tỉnh Bình Định và Sư đoàn Không quân 372 (TP Đà Nẵng) đã điều động 4 chuyến máy bay trực thăng vận chuyển hàng cứu trợ cho dân các vùng bị cô lập.
Lực lượng công an tỉnh Bình Định tham gia cứu hộ. Ảnh: Th.Hà
Quảng Ngãi: Sơ tán khẩn cấp 1.111 hộ dân
Lũ ở các sông Trà Khúc, sông Vệ lên nhanh trong đêm 2 rạng 3-11. Chính quyền các cấp của tỉnh Quảng Ngãi đã phải tổ chức sơ tán khẩn cấp 1.111 hộ với 4.409 khẩu trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bão, mưa lũ và sạt lở đất đến nơi an toàn. Theo báo cáo sơ bộ, tính đến 16 giờ ngày 3-11 đường về các xã thuộc các huyện miền núi như Sơn Hà, Sơn Tây, Tây Trà, Trà Bồng đang bị cô lập và chia cắt.
Quảng
6 giờ 30 phút ngày 3-11, người dân khu vực Bến Sé, thôn 3, xã Quế Lâm, huyện Quế Sơn vớt được một thi thể nam trôi dạt trên sông.
Chiều 3-11, nhiều trường học ở vùng Đông của huyện Duy Xuyên phải cho học sinh nghỉ học. TP Hội An cũng đã sơ tán du khách ra khỏi những vùng thấp để tránh lũ. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng
Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum: Gió lớn sập nhiều nhà dân
Ở các huyện Ea H’leo, Krông Năng, Buôn Hồ, M’Đrắk của tỉnh Đắk Lắk, hơn 350 nhà dân, trụ sở, trường học bị sập, tốc mái; hàng ngàn cây cao su, thông, keo bị gãy đổ. Tại tỉnh Kon Tum, 140 ngôi nhà ở của đồng bào ở các huyện khu vực Đông Trường Sơn như Tu Mơ Rông, Kon Plông, Đắk Glei bị đổ sập hoặc hư hỏng nặng. Còn tại tỉnh Gia Lai, đến cuối ngày 3-11 vẫn có hàng ngàn nhà dân bị chìm trong lũ.
Đường sắt, đường bộ tê liệt
T.Hà |
Bình luận (0)