xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luật sư tố cáo thân chủ: Tranh luận gay gắt

Bài và ảnh: NGUYỄN QUYẾT

Trong khi các luật sư cho rằng việc tố cáo thân chủ là đi ngược lại với nguyên tắc, đạo đức nghề nghiệp thì nhiều ý kiến phản biện làm ngơ trước tội ác là thiếu trách nhiệm công dân

Sáng 27-5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) tổ chức hội nghị góp ý dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự 2015. Dù dành một ngày thảo luận tại hội trường nhưng dự thảo luật này vẫn chưa "thỏa mãn" các đại biểu (ĐB) QH do còn nhiều nội dung gây tranh cãi.

Ai dám thuê luật sư!

Nội dung gây ra nhiều tranh luận nhất là điều 19 và 389 của dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự 2015, trong đó quy định: "Người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác".

ĐB Đỗ Ngọc Thịnh, trên quan điểm là Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, bày tỏ trách nhiệm điều tra tội phạm là của các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan điều tra. Luật sư với trách nhiệm bào chữa và trách nhiệm công dân, phải ứng xử thế nào? "Nếu luật sư tố giác tội phạm thì thân chủ có mời luật sư nữa không? Chưa bảo vệ được gì đã đi tố giác rồi thì không biết nghề luật sư có điều kiện tồn tại hay không?" - ông Thịnh trăn trở.

ĐB Đỗ Ngọc Thịnh chỉ đồng tình với việc luật sư phải có trách nhiệm báo cáo cơ quan nhà nước nếu biết thông tin thân chủ chuẩn bị thực hiện tội phạm hoặc liên kết với nhiều người thực hiện tội phạm. Ví dụ như thân chủ chuẩn bị đặt bom ở nơi nào đó thì luật sư phải trao đổi lại với thân chủ rành mạch và sòng phẳng. Ông Thịnh cũng tiếp tục kiến nghị nên thu hẹp những tội mà luật sư có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Luật sư tố cáo thân chủ: Tranh luận gay gắt - Ảnh 1.

Hội nghị góp ý dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự 2015 vào ngày 27-5

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá ngoài đạo đức nghề nghiệp, luật sư phải có trách nhiệm, đạo đức của một công dân. "Đúng là luật sư đi tố giác thân chủ thì không được nhưng phải giới hạn tội nào chứ không thể làm ngơ" - Chủ tịch QH nhấn mạnh. Theo bà Ngân, luật sư khi biết thân chủ phạm tội rất nghiêm trọng mà không tố giác thì hoàn thành nghĩa vụ luật sư của mình nhưng sẽ ảnh hưởng tới quốc gia, đất nước và nhiều người dân vô tội.

Tiếp tục... thảo luận

Đã có 8 năm hành nghề luật sư, ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) đưa ra quan điểm ủng hộ khoản 3 điều 19 của dự luật vì quy định này ghi nhận vai trò, trách nhiệm của luật sư, cũng như mối quan hệ đặc biệt giữa luật sư với thân chủ. "Luật giới hạn chỉ tố giác tội phạm an ninh quốc gia, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là phù hợp, chứ không phải ràng buộc luật sư tố giác mọi tội phạm" - ông Học nhấn mạnh.

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) lên tiếng: "Đây không phải là chuyện gây khó khăn cho nghề luật sư mà chúng tôi phải năn nỉ, xin thông cảm. Đây là vấn đề nguyên lý, chỉ trong quan hệ với người bào chữa thì luật sư mới được miễn trừ. Liên Hiệp Quốc cũng đã có công ước đề nghị các nhà nước phải bảo đảm quyền bí mật của nghề luật sư".

Theo ông Nghĩa, đây không chỉ là quan hệ giữa luật sư và người được bào chữa mà là một trong những vấn đề rất quan trọng của hệ thống tư pháp. Có thể không cần thu hẹp các tội nghiêm trọng nhưng nên bổ sung 3 ý: phải biết rõ, có chứng cứ và nếu những hành vi đấy không tố giác dẫn đến nguy hiểm cho xã hội.

"Chốt" lại hội nghị, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng điều 19 đã được thảo luận rất nhiều nhưng vẫn còn ý kiến khác nhau. Do đó đề nghị cơ quan soạn thảo và thẩm tra thảo luận thấu tình đạt lý với các luật sư và có thể mời các nhà làm luật tranh luận riêng.

Điều 19 quy định:

1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong các trường hợp quy định tại điều 390 của bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại điều 389 của bộ luật này.

3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại điều 389 của bộ luật này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo