xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi: Nên áp dụng từ ngày 1-1-2013

THẾ DŨNG - NGỌC DUNG

Việc áp dụng ngay Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi sẽ khoan thư sức dân, đồng thời nhắm tới mục tiêu kích cầu

Chiều 5-11, Quốc hội (QH) thảo luận tại tổ về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Tại các tổ thảo luận, nhiều đại biểu (ĐB) đề nghị nếu được QH thông qua tại kỳ họp này nên áp dụng ngay từ ngày 1-1-2013.

img

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) phát biểu tại thảo luận tổ chiều 5-11. Ảnh: THẾ DŨNG

Hầu hết ĐB cho rằng việc nâng mức khởi điểm chịu thuế lên 9 triệu đồng đối với người nộp thuế là hợp lý. ĐB Trần Thanh Hải (TPHCM) nhìn nhận: “Dự Luật Thuế TNCN sửa đổi là bước tiến rất lớn. Dự luật quy định quỹ hưu trí tự nguyện được miễn đóng thuế đã mở đường cho các đối tượng khác không thuộc diện cán bộ công chức khi tham gia các quỹ hưu trí tự nguyện sẽ có khoản thu nhập sau này”.
ĐB Trần Thanh Hải cùng ĐB Nguyễn Văn Minh, Trương Trọng Nghĩa, Trần Hoàng Ngân và nhiều ĐB khác đề nghị nếu được QH thông qua tại kỳ họp này nên áp dụng ngay từ ngày 1-1-2013. “Việc áp dụng ngay Luật Thuế TNCN sửa đổi sẽ khoan thư sức dân, đồng thời nhắm tới mục tiêu kích cầu” - ĐB Trần Thanh Hải nhìn nhận.

Nhiều ĐB khác còn đề nghị dự luật cần mạnh dạn giảm trừ cho người phụ thuộc từ mức 3,6 triệu đồng/người/ tháng lên 4,5 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn. “Người phụ thuộc ở đô thị lớn cũng phải tiêu tối thiểu 4,5 triệu đồng mới bảo đảm cuộc sống” - ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TPHCM) nói.

Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Xuân Thường (Thái Bình) cho rằng việc nâng mức khởi điểm chịu thuế TNCN lên 9 triệu đồng là bảo vệ người giàu chứ không bảo vệ người nghèo, mất nguồn thu lớn bởi số lượng người nộp thuế chỉ có hơn 1 triệu người, khi đó sẽ tác động trở lại với người có thu thập thấp.

Ủng hộ bước tiến của dự luật nhưng ĐB Trần Thanh Hải cho rằng dự luật không quy định miễn trừ trước khi đánh thuế thu nhập là chưa hợp lý. ĐB Hải phân tích: “Quy định miễn trừ trước khi đóng thuế chỉ có 2 khoản là tiền lương làm việc ban đêm, thêm giờ được trả cao hơn làm việc ban ngày; tiền lương hưu của BHXH và hưu trí tự nguyện là chưa đủ.
Đặc biệt, luật cần bổ sung miễn tính các khoản trợ cấp độc hại cho công nhân (bởi trợ cấp này nhằm kéo dài tuổi thọ cho người lao động nhưng vẫn bị tính để đánh thuế); trợ cấp khó khăn; các chế độ trợ cấp suy giảm sức lao động, tai nạn lao động,
thai sản”… 

Ông Hải cũng băn khoăn người lao động khi có thu nhập ở mức phải đóng thuế đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nhưng khi mất việc làm hoặc thu nhập giảm sút thì lại không được hỗ trợ gì, do vậy dự luật cần bổ sung để bảo đảm
công bằng.

Nhiều ĐB còn đề nghị phải nâng mức giảm trừ hoặc miễn thuế đối với người nộp thuế có người phụ thuộc mắc các bệnh nan y như ung thư, thận... ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) chia sẻ: “Doanh nghiệp khi làm ăn khó khăn thì được miễn, giảm, hoãn thuế hay chuyển lỗ. Vì thế, dự luật cũng nên có giảm trừ cao hơn với những người nộp thuế có người phụ thuộc mắc bệnh phải chữa trị tốn tiền như chạy thận nếu họ có hóa đơn chứng từ nộp đầy đủ”.

Lo “chạy chọt” khi siết nhập cư

Sáng cùng ngày, QH thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thủ đô. ĐB Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP Hà Nội, cho rằng khi siết nhập cư sẽ có nguồn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, không gây ra cảnh quá tải hạ tầng xã hội và bảo đảm được an ninh trật tự. Dẫn mặt trái từ người nhập cư, ĐB Nguyễn Đức Chung cho biết trong 5 năm qua, có 35%-37% các loại tội phạm gây án tại Hà Nội là người từ các tỉnh khác đến.

Tuy nhiên, một số ĐB lại có quan điểm ngược lại. ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nhận xét: “Dự Luật Thủ đô quy định các điều kiện hạn chế cư trú trong nội thành Hà Nội có thể coi là một bước thụt lùi trong công tác quản lý quy hoạch cũng như chất lượng làm luật”. Để hạn chế nhập cư, theo ĐB Trần Ngọc Vinh, chính quyền Hà Nội phải chuyển một số cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, trường học, cơ quan ra khỏi nội thành và đặc biệt là hạn chế xây dựng các chung cư cao tầng, kết hợp xây dựng tuyến đường giao thông thuận lợi với ngoại thành và các vùng phụ cận để kéo dãn dân cư ra ngoại thành, khi đó mới giải quyết được tận gốc tình trạng quá tải hiện nay.

ĐB Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) khẳng định: “Nếu dùng biện pháp hành chính để quản lý thì sẽ không có hiệu quả vì có thể giảm số lượng người đăng ký tạm trú về mặt sổ sách, giấy tờ nhưng sẽ tăng lượng người nhập cư không chính thức vào nội đô, thậm chí dẫn đến phát sinh tiêu cực như “chạy” các điều kiện để được đăng ký thường trú tại thủ đô”.

Tán đồng, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đề nghị song hành với chế tài thì phải có những giải pháp, chính sách hướng sự cư trú của người dân ra một không gian rộng lớn. “Nếu TP xây dựng cơ sở hạ tầng, có những chính sách thu hút tốt thì chắc không có nhiều người dân thích sống co cụm lại trong nội đô”- ĐB Quốc nhìn nhận.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo