Đó là thông tin được ông Đặng Văn Dũng, Phó giám đốc Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam bộ, đưa ra tại hội nghị “Sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016 tại Nam bộ” tổ chức ở TP Cần Thơ vào sáng 31-10.
Theo ông Dũng, do ảnh hưởng của El Nino mạnh và kéo dài nên từ đây đến hết năm 2015 có khả năng còn khoảng 3-4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó có khoảng 1-2 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền. Lượng mưa ở khu vực Nam bộ có khả năng kết thúc sớm hơn so với trung bình nhiều năm (trong khoảng cuối tháng 10 đến đầu tháng 11). “Mực nước thượng nguồn sông Mê Kông tiếp tục xuống nhanh, đầu nguồn sông Cửu Long, khu vực Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều và xuống dần trong thời gian tới. Đến cuối tháng 12-2015, mực nước tại Tân Châu và Châu Đốc xuống mức thấp hơn từ 0,3-0,4 m” - ông Dũng nói.
Vùng hạ lưu các sông ở Nam bộ sẽ chịu ảnh hưởng của các đợt triều cường mạnh vào cuối tháng 10, 11, 12. Trong đó, kỳ triều cường vào cuối tháng 11, mực nước các trạm có khả năng lên mức cao: tại TP Cần Thơ trên sông Hậu có khả năng ở mức từ 2-2,10 m; tại Mỹ Thuận trên sông Tiền ở mức 1,90-2,00 m.
Mặn sẽ xâm nhập sớm nên ĐBSCL cần chủ động nguồn nước để phục vụ tưới tiêu cho vụ đông xuân. Ảnh: Ngọc Trinh
Do lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Kông về nhỏ nên độ mặn sẽ xâm nhập sớm và sâu. Trên hệ thống sông Cửu Long, độ mặn cao nhất năm có thể xuất hiện trong tháng 3-2016, ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn độ mặn cao nhất mùa khô năm 2015, cao hơn trung bình nhiều năm.
Bình luận (0)