xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mạnh dạn “xé rào”

Phan Anh

Nhiều mô hình kinh tế của TP HCM đã trở thành chế định chung của cả nước mặc dù không ít lần bị “thổi còi” vì những sáng tạo “hợp tình nhưng không hợp lý”

Sáng 14-4, Hội đồng Lý luận Trung ương và Thành ủy TP HCM đã tổ chức hội thảo một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới. Ông Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - chủ trì hội thảo.

Giải phóng lực lượng sản xuất

Đánh giá về 30 năm thực hiện đổi mới, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM, nhấn mạnh thực tiễn đời sống sinh động của TP đã minh chứng nền sản xuất hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế là con đường để giải phóng lực lượng sản xuất ở nước ta.

Bà Thân Thị Thư, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM, cho biết với sự năng động, sáng tạo, trong giai đoạn những năm trước đổi mới, TP đã có lúc “xé rào” và không ít lần bị “thổi còi” vì những sáng tạo “hợp tình nhưng không hợp lý”; đã có những bước đột phá, tháo gỡ những vướng mắc, đấu tranh và từng bước giành thắng lợi trước những trở lực của cơ chế cũ, làm sáng tỏ con đường đi và cách làm mới, tư duy mới, góp phần tích cực vào việc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Nhiều mô hình kinh tế của TP đã trở thành chế định chung của cả nước.

Bình ổn giá là một trong những chương trình TP HCM thực hiện hiệu quả mấy năm qua. Trong ảnh: Gạo là mặt hàng trong danh sách bình ổn giá của TP HCM Ảnh: Hồng Thúy
Bình ổn giá là một trong những chương trình TP HCM thực hiện hiệu quả mấy năm qua. Trong ảnh: Gạo là mặt hàng trong danh sách bình ổn giá của TP HCM Ảnh: Hồng Thúy

“Có thể kể đến việc hình thành các loại hình doanh nghiệp; xây dựng KCX-KCN tập trung trên địa bàn; đổi đất lấy hạ tầng để giải quyết bài toán phát triển đô thị; vai trò chủ động của chính quyền TP đã được thể hiện rất tốt, tham gia điều hành kinh tế vĩ mô thông qua các mô hình cụ thể như chương trình bình ổn thị trường, kết nối doanh nghiệp - ngân hàng. Ngoài ra, TP đã nghiên cứu tổ chức thực hiện các nhóm giải pháp cải cách hành chính công, phấn đấu xây dựng nền hành chính mang tính chất phục vụ” - bà Thư dẫn chứng.

Theo bà Thư, sự phát triển của TP trong 30 năm đổi mới đã cho thấy sức sống mãnh liệt của các thành phần kinh tế dân doanh; sự tồn tại và phát triển của nó ngay cả trong thời kỳ mà về mặt chính sách, pháp luật muốn hạn chế nó.

Có thể nói sự đa dạng hóa sở hữu và thành phần kinh tế là động lực chính yếu thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn trong 30 năm qua. Khu vực kinh tế tư nhân đã chiếm đến gần 58% cơ cấu GDP; giải quyết việc làm gần 70% số lao động đang làm việc trên địa bàn và là khu vực kinh tế năng động nhất, đóng góp lớn nhất vào sự phát triển của TP.

Từ thực tiễn trên đây đã đặt ra yêu cầu là cần nhận thức rõ hơn, đúng hơn về vai trò của nhà nước và kinh tế nhà nước, trong đó có doanh nghiệp nhà nước trong mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đó là kinh tế nhà nước thực hiện chức năng hỗ trợ thị trường, không làm thay thị trường; chức năng bổ sung những khuyết tật của thị trường; tham gia xử lý những bất ổn của thị trường.

Dân chủ là động lực đổi mới

GS Hoàng Chí Bảo - chuyên gia cao cấp, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương khóa X - cho rằng đổi mới ở Việt Nam dựa trên 2 lực đẩy quan trọng là kinh tế thị trường định hướng XHCN và dân chủ hóa. Đảng ta coi dân chủ là mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới.

Để giá trị dân chủ được phát huy và thực hiện mạnh mẽ, theo GS Bảo, Đảng cần giải quyết một cách có hiệu quả vấn đề dân sinh, dân quyền để cuối cùng đạt được một cái gọi là dân chủ và huy động được năng lực tối đa của người dân.

Theo GS Bảo, một vấn đề không kém để có nền dân chủ thực sự là phải loại trừ được tham nhũng. Điều này cũng không dễ và không nhanh, không duy ý chí được mà chỉ có thể giảm thiểu một cách thấp nhất những tác hại của tham nhũng.

“Đảng đã ban hành cơ chế dân chủ cơ sở mấy chục năm nay nhưng người dân ở nông thôn, nhất là trong chương trình tam nông, xây dựng nông thôn mới, nông dân đã là chủ thể của lợi ích chưa, đã là chủ thể của quyền lực chưa? Quan trọng nữa, người cầm quyền từ thấp tới cao, từ trung ương đến địa phương phải học được Bác Hồ tính gương mẫu” - GS Bảo nói.

Cần phân cấp, phân quyền cho địa phương

Bà Thân Thị Thư cho biết TP HCM đã kiến nghị trung ương cần có sự đột phá trong cải cách hành chính và tài chính công; mạnh dạn mở rộng phân cấp, phân quyền cho địa phương và có giám sát, kiểm tra; bảo đảm nguyên tắc thống nhất của nền hành chính quốc gia, tính chất một nhà nước đơn nhất nhưng phải đề cao tính tự chủ của địa phương; chuyển nền hành chính mang nặng mục tiêu quản lý, bao cấp trách nhiệm dân sự của công dân sang nền hành chính mang tính chất phục vụ, trên cơ sở hình thành các tổ chức cung cấp dịch vụ công, các định chế yểm trợ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo