xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mưa lũ làm 11 người chết, 3 mất tích và gần 8 vạn nhà bị ngập

Hoàng Dũng

(NLĐO)- Đến thời điềm này mưa lũ làm 11 người chết, 3 người mất tích và 18 người bị thương, 962 nhà bị tốc mái và 72.506 nhà bị ngập nước, chủ yếu ở Quảng Bình.

Sáng 16-10, theo báo cáo của Chi Cục phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên, mặc dù mực nước lúc 4 giờ cùng ngày trên một số sông từ Quảng Bình đến Quảng Trị, tiếp tục xuống, như Sông Gianh tại Đồng Tâm 7,84m, trên BĐ1 0,84m; tại Mai Hóa 3,90m, trên BĐ1 0,90m; Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy 3,02m, trên BĐ3 0,32m. Tuy nhiên, tình trạng ngập lụt nghiêm trọng vẫn tiếp tục diễn ra tại các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) với độ sâu ngập từ 1,0-2,5m .

Lũ ngập người dân Cồn Sẽ (Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn,Quảng Bình) lên nóc nhà tránh lũ (ảnh Minh Tuấn)
Lũ ngập người dân Cồn Sẽ (Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn,Quảng Bình) lên nóc nhà tránh lũ (ảnh Minh Tuấn)

Trong khi đó, dung tích trữ trung bình của các hồ chứa thủy lợi từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế (khu vực ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn trong 3 ngày 13, 14,15/10) tăng trung bình khoảng 20-30% so với tuần trước, cụ thể: Quảng Bình dung tích tăng 38%, Quảng Trị 20%, Thừa Thiên Huế 23%. Đặc biệt tại Quảng Bình, Quảng Trị các hồ nhỏ hầu như đầy nước, các hồ vừa và lớn hầu hết đều đạt dung tích cao từ 80-100% DTTK.

Hiện nay, Các địa phương bị ảnh hưởng mưa lũ đang tích cực tìm kiếm người mất tích, giúp dân thu dọn nhà cửa, vệ sinh môi trường, khôi phục hệ thống điện, nước sinh hoạt chỉ đạo các lực lượng tiếp tục sẵn sàng ứng phó với diễn biến mưa lũ và khắc phục hậu quả.

Khẩn trương khắc phục tuyến đường sắt qua Quảng Bình (ảnh Tâm Phùng)
Khẩn trương khắc phục tuyến đường sắt qua Quảng Bình (ảnh Tâm Phùng)

Theo tin về tình hình thiệt hại do lũ gây ra, đến thời điềm này mưa lũ làm 11 người chết (Quảng Bình: 09 người; TT. Huế: 02 người), 03 người mất tích (Quảng Bình) và 18 người bị thương (Q.Bình: 13 người; Q.Trị: 03 người; Huế: 02 người). Thiệt hại về nhà: 962 nhà bị tốc mái; 72.506 nhà bị ngập nước, chủ yếu ở Quảng Bình. Về nông nghiệp: Tổng diện tích hoa màu, rau màu bị thiệt hại: 1.108 ha. Trong đó, thiệt hại hoàn toàn (trên 70%): 1.010 ha (QBình: 766ha; QTrị: 244ha); Thiệt hại một phần (dưới 30%): 98 ha (Huế); Gia súc bị chết, cuốn trôi: 141 con (QBình: 108 con; QTrị: 33con); Gia cầm bị chết, cuốn trôi: 83.000 con (QBình: 73.000 con; QTrị: 10.000 con).

Nước lũ bắt đầu rút nhưng nhà dân Cồn Sẽ vẫn còn ngập (ảnh Minh Tuấn)
Nước lũ bắt đầu rút nhưng nhà dân Cồn Sẽ vẫn còn ngập (ảnh Minh Tuấn)

Hiện nay, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Quảng Bình đề xuất lãnh đạo tỉnh này nên kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ban ngành trung ương, hỗ trợ khẩn cấp cho địa phương 5.000 tấn gạo, trước mắt hỗ trợ 2.000 tấn nhằm cứu đói cho người dân ở những vùng thiệt hại không có gạo để ăn. Hỗ trợ 250 tỉ đồng, trước mắt hỗ trợ khẩn cấp 100 tỉ đồng để sớm khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra. Hỗ trợ giống cây trồng phù hợp với cơ cấu giống của tỉnh, cho tỉnh nhận giống tại Công ty cổ phần giống cây Quảng Bình: Lúa giống các loại: 500 tấn; Ngô giống các loại: 100 tấn; Lạc giống các loại: 100 tấn; Hỗ trợ hạt giống rau:15 tấn. Hỗ trợ giống vật nuôi, thuốc xử lý môi trường, nước sinh hoạt và các vật tư thiết bị khác, phòng dịch bệnh vật nuôi, cây trồng: 50 tỉ đồng. Về hỗ trợ đầu tư sửa chữa cơ sở hạ tầng, đề nghị Trung ương hỗ trợ tỉnh khắc phục, sửa chữa các công trình thiết yếu, để ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân với tổng số tiền là: 1.220 tỉ đồng. Ngoài ra cần có chính sách khoanh nợ, giảm lãi suất hoặc không tính lãi suất cho vay đối với các khoản vay của các doanh nghiệp và hộ gia đình bị thiệt hại do bão gây ra; đồng thời, tiếp tục có chính sách cho vay ưu đãi để khắc phục hậu quả bão lụt nhằm đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.


Nước ở Cồn Sẽ (Quảng Bình) đã rút nhưng vẫn còn cao (ảnh Minh Tuấn)

Nước ở Cồn Sẽ (Quảng Bình) đã rút nhưng vẫn còn cao (ảnh Minh Tuấn)

Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng kiến nghị hỗ trợ đầu tư trước mắt cho 20km với khoảng 300 tỉ đồng, xây dựng công trình chống sạt lở một số đoạn bờ sông Bồ; một số đoạn qua sông Hương. Hỗ trợ khoảng 1.000 tỉ, để xây dựng các công trình chống sạt lở bờ biển tại xã Phú Thuận, xã Vinh Hải và xã Quảng Công. Ngoài ra, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm đầu tư 03 hệ thống máy đo gió (01 tại Thuận An, 01 tại Phú Lộc và 01 tại trung tâm TP Huế), hiện nay chỉ có máy đo gió đặt ở trạm Khí tượng Huế tại xã Thủy Bằng nằm sâu trong đất liền chưa phản ánh đúng cấp độ gió khu vực ven biển và TP Huế.


Nước vẫn còn ngập ở Quảng Bình (ảnh Minh Tuấn)

Nước vẫn còn ngập ở Quảng Bình (ảnh Minh Tuấn)

Box: 14 giờ họp trực tuyến để ứng phó với bão Sarika

Chi Cục phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên, cho biết dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương về tin bão gần biển Đông (Bão Sarika), hồi 1 giờ ngày 16-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 121,8 độ Kinh Đông, ngay trên vùng bờ biển phía Đông Nam đảo Lu Dông (Philippin). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (165-185km/giờ), giật trên cấp 17. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20-25km. Sáng nay (16/10), vùng tâm bão sẽ đi vào vùng biển phía đông khu vực Bắc Biển Đông. Đến 01 giờ ngày 17/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 115,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 350km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150km/giờ), giật cấp 16. Vùng nguy hiểm: gió mạnh từ cấp 6 trở lên phía Bắc Vĩ tuyến 140N và phía Đông Kinh tuyến 1130E. Gió mạnh từ cấp 8 trở lên phía Bắc Vĩ tuyến 150N và phía Đông Kinh tuyến 1140E.Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Nhằm đối phó với tình hình mưa lũ và bão Sarika, Trung ương đã cử hai đoàn công tác của Văn phòng thường trực BCĐ TW PCTT tiếp tục đi kiểm tra tình hình ứng phó mưa, lũ tại tỉnh Quảng Bình. Ban Chỉ đạo TWPCTT tổ chức họp trực tuyến lúc 14 giờ chiều nay (16-10), do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì, để ứng phó với bão Sarika và mưa lũ các tỉnh miền Trung.

Đến 6 giờ ngày 16-10, đã thông báo và hướng dẫn cho tổng số 26.929 tàu/114.055 LĐ biết vị trí, hướng di chuyển của bão Sarika để chủ động phòng tránh, trong đó: Khu vực giữa QĐ Hoàng Sa - Trường Sa: 91 tàu/677 LĐ (Bình Định). Khu vực QĐ Trường Sa: 363 tàu/3.780 LĐ. Hoạt động ở khu vực khác: 4.894tàu/ 29.214 LĐ. Số tàu đã vào nơi neo đậu tại bến và hoạt động ven bờ: 5.348 tàu/ 33.671 LĐ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo