xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nên có sở hữu tư nhân về đất đai

Duyên Anh thực hiện

Về hướng sửa Luật Đất đai, TS Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, hiện là thành viên Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp, đề xuất nên chấp nhận sở hữu tư nhân về đất bên cạnh sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể...

* Phóng viên: Thưa ông, những bất cập trong Luật Đất đai hiện hành đã được nhận diện qua thực tiễn. Về mặt lý luận, ông đánh giá vấn đề này như thế nào?

img
- TS Thang Văn Phúc: Ngay trong các văn bản pháp luật hiện hành đã thể hiện sự không đồng nhất trong việc xác định quyền sở hữu đất đai. Nếu như điều 17 của Hiến pháp năm 1992 quy định “đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu đất đai trên toàn lãnh thổ” thì Bộ Luật Dân sự 2005 lại quy định đất đai là một trong những loại tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. Trong khi đó, điều 5 Luật Đất đai lại quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”...

Theo tôi, cần bổ sung vấn đề cốt lõi về quyền sở hữu do 3 yếu tố cấu thành. Thứ nhất là quyền chiếm hữu, thứ hai là quyền định đoạt và thứ ba là quyền hưởng lợi. Cả ba quyền này suy cho cùng đều là quyền tài sản, có quyền buôn bán được.

* Hướng sửa Luật Đất đai là phải nắm bắt được tinh thần nội dung của việc sửa Hiến pháp vì Hiến pháp được coi là “luật mẹ”. Nội dung sửa Hiến pháp năm 1992 chủ yếu gồm những lĩnh vực gì và có mối quan hệ với Luật Đất đai như thế nào?  

- Nội dung sửa Hiến pháp lần này chủ yếu là các lĩnh vực: tổ chức bộ máy Nhà nước, làm rõ quyền - nghĩa vụ công dân và vấn đề kinh tế liên quan đến quyền sở hữu. Sự không rõ ràng về quyền sở hữu đất đã dẫn đến nhiều tranh chấp không đáng có. Cả lý luận và thực tiễn hiện nay đang đòi hỏi phải đa dạng hóa về sở hữu đất đai, trong đó có sở hữu tư nhân về đất đai. Nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã góp ý khái niệm sở hữu toàn dân là khái niệm rất chung chung, mang sắc thái chính trị cho nên không rõ ràng, không rõ ai là chủ quyền thực sự nên khi vận dụng dễ bị suy diễn một cách chủ quan. Thực tế, nhiều nơi, tài nguyên đất đai, môi trường bị “băm nát” bởi quan niệm rất mù mờ về quyền sở hữu toàn dân.
Cần phân biệt rõ các khái niệm quyền quản lý, quyền sử dụng và quyền sở hữu đất đai. Luật pháp là để phục vụ con người cho nên tính nhân bản luôn được coi trọng trong khi xây dựng Hiến pháp cũng như các luật liên quan, trong đó, đặc biệt chú trọng đến Luật Đất đai. Hình thức sở hữu đất đai phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất cho người dân.
 
Cả lý luận và thực tiễn hiện nay đang đòi hỏi phải đa dạng hóa về sở hữu đất đai, trong đó có sở hữu tư nhân về đất đai.
TS Thang Văn Phúc
Dù lộ trình có khác nhau nhưng phải thống nhất quan điểm đa dạng hóa hình thức sở hữu đất đai trong việc sửa Hiến pháp cũng như sửa Luật Đất đai. Tôi ủng hộ quan điểm cần chấp nhận sở hữu tư nhân về đất đai, bên cạnh sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể vì đáp ứng được nhu cầu phát triển của thực tế, làm giảm tham nhũng trong bộ máy quản lý đất đai.

* Đã từng nhiều năm giữ cương vị thứ trưởng Bộ Nội vụ và tổng thư ký Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, theo ông, Hiến pháp, luật và thủ tục hành chính cần phải sửa như thế nào để quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam hữu hiệu?

- Hướng chúng ta nhắm đến là Hiến pháp như thế nào thì luật pháp và các thủ tục hành chính đi theo phải tương ứng. Hiện nay, vẫn có tình trạng như doanh nghiệp mua mảnh đất của người dân thì phải thương lượng để đền bù. Cơ quan Nhà nước làm thủ tục quyết định thu hồi đất của dân, rồi lại làm thủ tục quyết định giao đất hoặc thuê đất cho doanh nghiệp.
Thủ tục hành chính này nhiêu khê vì phụ thuộc vào luật và phải mất hai lần làm thủ tục. Nếu coi đất đai là một loại hàng hóa thì doanh nghiệp trực tiếp mua bán với người dân theo giá thỏa thuận, còn Nhà nước chỉ làm một lần thủ tục là “sang tên, đổi chủ” giống như mua bán nhà ở TP.
img

Người dân cần có quyền sở hữu tư nhân về đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,

làm muối... để đầu tư và hưởng lợi lâu dài. Trong ảnh: Nuôi cá tra ở tỉnh An Giang. Ảnh: CA LINH

Rõ ràng là đi kèm theo các thay đổi trong nội dung của việc sửa đổi Luật Đất đai thì một loạt thủ tục hành chính Nhà nước về quản lý đất đai phải được thay đổi căn bản. Người dân cần các thủ tục hành chính minh bạch, thuận tiện và đơn giản. Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 và 2010-2020 đã xác định nội dung nói trên là trọng tâm ưu tiên, đột phá.
Hiện Luật Đất đai đang được sửa trước khi sửa Hiến pháp nên vấn đề mấu chốt nhất để tránh luật mâu thuẫn với Hiến pháp hiện hành và vẫn mang các yếu tố tích cực cho việc sửa Hiến pháp sắp tới thì cần công nhận quyền sử dụng đất của người dân là quyền tài sản. Theo đó, người dân có quyền sở hữu, định đoạt và hưởng lợi từ tài sản ấy.
Trong những trường hợp khẩn cấp như chiến tranh hay yêu cầu phòng tránh thiên tai, Nhà nước có quyền trưng thu hoặc trưng mua phục vụ mục đích công cộng nhưng sau đó phải có thỏa thuận với người dân. Tôi tin rằng với các bài học kinh nghiệm trong quản lý Nhà nước về đất đai cũng như sự đóng góp trí tuệ của nhân dân thì kết quả của việc sửa đổi Hiến pháp, Luật Đất đai và cải cách các thủ tục hành chính sẽ đem lại sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.

Kỳ tới: Giao đất lâu dài

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo