xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người vẽ bản đồ đường Trường Sơn

HOÀNG HÀ - LINH AN

Muốn vẽ được bản đồ đường Trường Sơn, phải băng rừng lội suối hàng ngàn cây số. Nhiều đoạn đường làm chưa xong, bom Mỹ đã dội xuống vùi lấp, có đoạn đường hẹp bên vực sâu thăm thẳm

Nguyễn Lương Cảnh tham gia Lực lượng Thanh niên Xung phong năm 1965, khi chưa đầy 19 tuổi. Đó là những ngày Mỹ ồ ạt ném bom bắn phá miền Bắc. Cùng với đồng đội, Cảnh lao vào bắc cầu, làm đường cho xe vận chuyển hàng ra tiền tuyến.


Những tấm bia đá


Một lần, có đồng đội hy sinh. Thương bạn, Cảnh ra bờ suối vác về một viên đá khá phẳng rồi dùng lưỡi lê cặm cụi đục thành tấm bia dựng trước mộ. Chiến tranh chưa thể dừng lại, đồng đội ngã xuống trên tuyến đường nhiều hơn. Vậy là Cảnh tự trao thêm cho mình một nhiệm vụ mới.

Những ngôi mộ liệt sĩ nằm dọc theo con đường 20 từ Phong Nha đến Cà Ròng, túi bom cua chữ A, ngầm Tà Buôn hay đèo Phu-la-nhích... đều được đặt một tấm bia đá từ những tấm đá suối do anh làm.

Tháng 11-1966, anh được điều về Bộ Tư lệnh Trường Sơn. Ở đây, anh được giao nhiệm vụ vẽ lại bản đồ các con đường mà bộ đội Trường Sơn đã mở.


Để vẽ bản đồ những tuyến đường, bộ đội Trường Sơn phải tổ chức những đội khảo sát băng rừng lội suối hàng ngàn cây số, vượt biên giới qua tận nước bạn Lào, Campuchia.

Nhiều đoạn đường làm chưa xong, bom Mỹ lại dội xuống vùi lấp, có những đoạn đường hẹp một bên là vách đá vôi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, cứ 30 phút máy bay địch lại dội bom hòng chặt đứt yết hầu của quân ta.

img
Ông Nguyễn Lương Cảnh (bìa trái) chuyện trò với những người bạn tại Tịnh Tâm viên. Ảnh: H. Hà


Những tuyến đường dọc, ngang chằng chịt không lúc nào ngớt tiếng bom. Nhiều chiến sĩ đã hy sinh trên đường khảo sát, vì bom đạn đã đành, có khi chỉ vì gặp phải rắn độc cắn không kịp cấp cứu, rồi bị nhiễm chất độc hóa học...

Bây giờ, ông còn nhớ con đường Trường Sơn huyền thoại có tổng cộng 5 trục đường dọc, 21 trục đường ngang dài xấp xỉ 20.000 km đường ô tô, 500 km đường sông, 1.400 km đường ống xăng dầu.


Một lần thót tim


“Hồi đó, tụi tôi vẽ có khi đến hàng tấn bản đồ” - ông Cảnh nhớ lại - “Ngồi trong hầm, mặc cho bom rít trên đầu, cứ việc mình mình làm”. Tìm trong tập giấy tờ lưu giữ đã hàng chục năm, ông cho tôi xem một tập giấy pơ-luya đánh máy đã ngả màu vàng ố.

Đấy là sử liệu đường Trường Sơn. Ở đó, ông ghi chi tiết từng tuyến đường của hệ thống đường Trường Sơn huyền thoại, từ năm khởi công và hoàn thành, chiều dài tính bằng km, khối lượng đất đá đã khai phá để mở đường, điểm đầu và điểm cuối của mỗi con đường.

“Bây giờ thì không sao. Chứ hồi còn chiến tranh cuốn sổ này phải được bảo mật, người có thể mất nhưng nó không thể rơi vào tay địch...” - ông Cảnh bồi hồi.


Có một kỷ niệm mà ông không bao giờ quên. Đó là vào đầu năm 1969, Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên gọi ông lên giao nhiệm vụ chuẩn bị một bản đồ tuyến đường mặt trận tỉ lệ 1: 500.000 báo cáo Bộ Tổng Tư lệnh.

Hơn hai tháng trời ròng rã, ông thu thập tài liệu, vẽ bản đồ chi tiết từ đơn vị đại đội lên đến sư đoàn, đầy đủ kho hàng, nơi đóng quân. Đúng hạn, ông nộp. Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên xem kỹ một lượt tấm bản đồ, cuộn lại rồi đưa cho ông với một câu nói ngắn gọn: “Về làm lại”.

Anh lính trẻ tái mặt, run bắn lên trước vị chỉ huy vì chưa hiểu điều gì xảy ra. Một lát sau, vị tư lệnh từ tốn giải thích: “Bản đồ cậu vẽ đúng quá, cụ thể quá nên mới phải làm lại. Mình đang ở thời chiến, trên đường ra Hà Nội nhỡ bị phục kích hy sinh đã đành, nhưng nếu tấm bản đồ này lọt vào tay địch thì chỉ vài giờ sau hàng vạn tấn bom sẽ trút chính xác xuống địa điểm bộ đội ta đóng quân, giấu hàng, tổn thương vô cùng lớn. Vì vậy, cậu phải vẽ lại, đánh dấu địa điểm quân ta sai lệch ít nhất 10 km về phía Đông hay Tây tùy cậu, xong rồi đánh ký hiệu giao cho tôi”.

Từ năm 1976, ông ra Hà Nội, về Bộ Tổng Tham mưu, tiếp tục công việc vẽ bản đồ  các tuyến đường phía Bắc.


Tịnh Tâm viên để... tịnh tâm


Năm 1984 xuất ngũ, ông Cảnh khoác ba lô về quê ở Quảng Bình. Lương hưu không đủ sống, ông xoay qua làm đủ nghề: tô vẽ ảnh truyền thần, bán nước giải khát, hàn cửa sắt, chụp ảnh... Trăn trở bao nhiêu đêm, ông bắt tay vào làm nhôm kính.

Cả thị    Đồng Hới lúc đó chưa có ai làm nhôm kính nên không ít người bảo ông hâm, người thương ông thì gàn: “Làm rồi bán cho ai?”. Mặc kệ, ông cứ theo ý tưởng của mình. Lần hồi góp nhặt, 12 năm sau, ông thành lập Công ty TNHH Hải Quân chuyên về nhôm kính, với vốn ban đầu là 700 triệu đồng.

Nhớ đồng đội xưa và những người bạn Lào đã giúp đỡ mình trên chiến trường, ông sang tỉnh Khăm Muộn làm thủ tục nhận 11 người là cựu chiến binh sang đào tạo.

Khi những người này về nước, ông còn cho một bộ dụng cụ nghề giúp họ sớm ổn định cuộc sống. Ông còn đào tạo miễn phí cho hơn 160 con em cựu chiến binh và lực lượng này đã mở ra hơn 400 cơ sở sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình.


Rồi có bận, mọi người thấy ông cho xe lớn xe bé chở về nào cây cảnh bonsai, nào đá, nào hòn giả sơn... Thì ra ông đầu tư xây dựng khuôn viên có tên gọi “Tịnh Tâm" rộng hàng trăm mét vuông.

Ông bảo: “Tôi làm Tịnh Tâm viên không vì mục đích kinh tế mà mong muốn làm nơi tụ họp của cựu thanh niên xung phong, cựu chiến binh, chỗ vui chơi, nghỉ ngơi cho mọi người”.

Ông từng đề đạt với Hội Cựu Chiến binh tỉnh đầu tư mở ở mỗi phường trong nội thành Đồng Hới một cửa hàng nhôm kính. Công ty Hải Quân của ông sẽ trợ giúp về vốn và kỹ thuật, qua đó góp phần tạo điều kiện công ăn việc làm thêm cho con em cựu chiến binh.


Kỳ tới: Chuyện một người mù gùi đạn

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo