Sau khi nghe tin đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đối mặt với hạn mặn, ông Murayama Yasufumi - một phóng viên ảnh người Nhật, đã cùng một số phóng viên ở Tokyo, Kyoto sang Việt Nam để ghi nhận tình hình.
Ông Murayama Yasufumi - phóng viên Nhật đang ghi nhận tình hình hạn, mặn ở Tiền Giang
Nhóm phóng viên Nhật Bản tại hiện trường
Mục đích của ông, muốn thông tin cho báo Nhật Bản cùng một số báo ở Hàn Quốc phản ánh khách quan về thông tin, hình ảnh thiên tai ở Việt Nam cho thế giới hiểu và đồng cảm. “Đặc biệt, góp phần nói lên tiếng nói kêu gọi Trung Quốc xả nước cứu người dân sống bên dòng Mêkông theo nghĩa vụ quốc tế”, ông Murayama Yasufumi nói.
Sáng 20-3 ông Murayama cùng các phóng viên đã có buổi ghi nhận, phỏng vấn nông dân trồng lúa ở khu vực hạ lưu sông Tiền. Nhiều nông dân ở khu vực cù lao Tân Phú Đông (huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) thở dài khi uống nước dừa thay nước ngọt, hơn một nửa diện tích trồng sả, lúa của người dân đang khô héo và chết dần chết mòn.
Tình trạng khô, mặn đang báo động ở đồng bằng sông Cửu Long
Sau khi ghi nhận thực tế ông Murayama đánh giá, năm 2001 ông có dịp đi khắp các tỉnh ĐBSCL vào mùa nước lũ. “Lúc đó cá, tôm nhiều và cảnh quan thiên nhiên trù phú. Nhưng dịp trở lại lần này tôi khá bất ngờ, hạn hán làm cây trồng chết rất nhiều. Khung cảnh rất khác lạ, hiện tượng thiên tai đang dần báo động đỏ”, ông Murayama bày tỏ.
Nông dân Tiền Giang nói về những khó khăn khi đối mặt với thiên tai
Ruộng lúa giờ đã khô, nông dân mất trắng.
Ông Murayama cho biết từ nhỏ người Nhật đã được hướng dẫn cách thích nghi với thiên tai nên ai cũng có kỹ năng ứng phó
Ông Murayama Yasufumi từng là một trong những phóng viên ra vùng biển Hoàng Sa đưa tin về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào tháng 5-2014.
Ông Murayama Yasufumi cũng từng tổ chức triển lãm về ngư dân Hoàng Sa tại TP HCM.
Bình luận (0)