xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nợ công: Cha chung không ai khóc!

VĂN DUẨN - NGUYỄN QUYẾT

Chủ tịch Quốc hội cho rằng phải làm một cuộc cách mạng về nợ công, tránh tình trạng một người đi vay, một người phân bổ và một người trả nợ như hiện nay

Ngày 30-5, Quốc hội (QH) thảo luận tại tổ về một số dự án luật, trong đó có dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi).

Chồng chéo

Tham gia buổi thảo luận tổ về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá bất hợp lý lớn nhất về quản lý nợ công hiện nay đó là 3 cơ quan cùng quản lý, gồm: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) và Ngân hàng Nhà nước (NHNN). "Từ đó dẫn đến tình cảnh một người đi đàm phán vay nợ, một người về phân bổ nợ vay, một người thì trả nợ" - Chủ tịch QH bình luận.

Theo Chủ tịch QH, ở các nước, NHNN không phải là một thành viên của Chính phủ mà là một mô hình độc lập, kiểu NH trung ương. Theo đó, bên đi vay, đàm phán là Bộ Tài chính và đây là cơ quan thuộc các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Còn ở Việt Nam, NHNN lại được coi là cơ quan ngang bộ, là một thành viên Chính phủ nên được cử tham gia các tổ chức quốc tế. Tại các cuộc họp thường niên, trong khi đại diện các nước là bộ trưởng tài chính thì đại diện Việt Nam lại là thống đốc NHNN. Còn về vay ODA lại thuộc trách nhiệm Bộ KH-ĐT. Theo bà Ngân, phải sửa cho được bất hợp lý này và nếu làm được thì đây sẽ là "một cuộc cách mạng" trong quản lý nợ công.

"Bắt bệnh" nợ công, đại biểu (ĐB) QH Phạm Phú Quốc (TP HCM) chỉ ra bội chi ngân sách kéo dài, cộng với không ai chịu trách nhiệm một thời gian dài dẫn tới tăng nợ công. Còn ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP HCM) nêu thực trạng đáng báo động hiện nay, đó là nợ công tăng rất nhanh, áp lực trả nợ rất cao nhưng lấy cái gì để bảo đảm nợ công thì trong luật chưa làm rõ. "Đi vay về rồi thì phải giám sát cho vay, làm sao bảo đảm thu hồi nợ được thì chưa đề cập đến nên cần bổ sung quy định" - ông Ngân góp ý.

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) đề xuất thêm trong quản lý nợ công cần đưa vào trách nhiệm của nợ doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Ông chỉ rõ: "Phải đưa vào báo cáo nợ công để theo dõi và giám sát, vì chúng ta không thể nào phủi tay đối với hơn 400 tỉ USD mà DNNN đang nợ hiện nay".

Nợ công: Cha chung không ai khóc! - Ảnh 1.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) đề xuất cần quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong quản lý nợ côngẢnh: NGUYỄN NAM

Băn khoăn tố cáo nặc danh

Cùng ngày, QH thảo luận về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), trong đó vấn đề xem xét tố cáo nặc danh tiếp tục có nhiều tranh luận.

Một số ĐBQH, trong đó có ĐB Đào Tú Hoa (Hà Nội) đồng tình với dự luật là không quy định hình thức tố cáo nặc danh. Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Hữu Chính, Chánh án TAND TP Hà Nội, cho rằng hình thức tố cáo có thể bằng nhiều hình thức như trực tiếp, bằng đơn, qua fax, email, qua điện thoại đều hợp pháp. Điều này phù hợp với một số luật như Luật Phòng chống tham nhũng. Do đó, theo ông Chính, nếu tố cáo nặc danh có những nội dung, chứng cứ xác đáng (hình ảnh, ghi âm…) thì nên được xem xét bởi nhiều khi họ sợ bị trả thù hoặc không bảo đảm về tính mạng, sức khỏe nên họ phải nặc danh.

Đồng quan điểm, ĐB Lê Thanh Vân (Cà Mau) đề nghị không nên phân biệt giữa các hình thức tố cáo như nói trên, bởi xét về bản chất thì thông tin tố cáo mới là quan trọng nhất. "Cần thừa nhận hình thức tố cáo nặc danh. Tuy nhiên, tố cáo nặc danh chỉ có giá trị khi có đủ 1 trong 3 yếu tố: thông tin tố cáo có những chi tiết chặt chẽ, có cơ sở về logic; phản ánh đúng sự thật, có liên quan trực tiếp đến người bị tố cáo; có chứng cứ tin cậy để khẳng định tố cáo đúng sự thật" - ĐB Vân nêu quan điểm.

Một vấn đề khác cũng được nhiều ĐB quan tâm là việc bảo vệ người tố cáo. ĐB Ngô Tuấn Nghĩa (TP HCM) cho rằng để đơn tố cáo chính danh hơn thì cần có quy định bảo vệ khẩn cấp bởi trong thực tế, có những vụ việc tố cáo bị đe dọa, thậm chí mất mạng. Điều này cần làm rõ để làm sao người tố cáo được an tâm, thực hiện tố cáo đúng.

Đường sắt độc quyền nên tụt hậu

Trong ngày 30-5, QH cũng thảo luận về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Theo ĐB Trần Văn Lâm (Bắc Giang), sau hơn 10 năm thực hiện Luật Đường sắt (năm 2005), ngành đường sắt chẳng những không vươn lên mà biểu hiện ngày càng tụt hậu với công nghệ, thiết bị cổ lỗ, chất lượng dịch vụ thấp, thị phần giảm. Nguyên nhân đã được chỉ ra là vì sự độc quyền kéo dài của DNNN. Sự độc quyền không tạo nên sự hấp dẫn của thị trường vận tải đường sắt, không thu hút được đầu tư của các DN ngoài nhà nước, dẫn đến ngành vận tải đường sắt dù mở cửa nhưng không ai dám vào; không có sự cạnh tranh nên ngày một kém chất lượng và mất thị phần.

Tham gia phiên thảo luận, ông Trương Quang Nghĩa, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, cũng phải thừa nhận: "Việt Nam là một trong những nước rất hiếm có hệ thống đường sắt hiện đại nhưng sau 100 năm, đường sắt của Việt Nam cứ kém dần đi và cho đến hiện nay, thực sự rất lạc hậu".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo