xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nợ xấu hiện nay không bình thường

Phương Nhung - Nguyễn Quyết - Văn Duẩn

Chủ tịch Quốc hội cho rằng nợ xấu đến mức 10,8% như hiện nay là "không bình thường". Quốc hội sẽ có nghị quyết về xử lý nợ xấu, không sử dụng ngân sách để xử lý

Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 26-5, Quốc hội (QH) thảo luận tại tổ Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD).

Ngân sách không gánh nợ xấu

Nêu quan điểm về tình hình nợ xấu hiện nay, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng nếu đã là hoạt động tín dụng thì nợ xấu là việc không tránh khỏi. Tuy nhiên, nợ xấu bình thường phải dưới 3% tổng dư nợ cho vay, còn nếu đến mức 10,8% như hiện nay là "không bình thường". Thực chất, nợ xấu nội bảng của chúng ta đang dưới 3% nhưng "treo" rất nhiều ở Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). "Cho nên phải ra nghị quyết của QH về xử lý nợ xấu, cho áp dụng trong một thời điểm nhất định" - Chủ tịch QH nhấn mạnh.

Nhấn mạnh đến nguyên tắc quan trọng là không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu, Chủ tịch QH nêu quan điểm: "Đồng ý các hợp đồng, giao dịch dân sự bình thường, nếu tài sản có tranh chấp hoặc liên quan đến vụ án khác thì tòa giải quyết. Còn lại, cố gắng thiết kế để ngân hàng (NH) xử lý tài sản bảo đảm. Ở đây, tiền cho vay chính là tiền gửi của người dân. Đồng ý đã bán tài sản bảo đảm, nợ xấu thì phải theo giá thị trường nhưng phải đấu giá công khai, minh bạch. Mà đã chấp nhận theo thị trường có khi cao hơn hoặc thấp hơn ghi sổ. Trừ trường hợp đấu giá không ai mua thì phải có thẩm định giá độc lập".

Tại tổ đại biểu (ĐB) QH TP HCM, Phó Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Thị Quyết Tâm đồng tình với việc bổ sung nguyên tắc không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu nhưng đồng thời đề nghị QH phải giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình xử lý nợ xấu. "Cần xử lý nghiêm minh trách nhiệm tổ chức, cá nhân đúng quy định pháp luật khi để xảy ra nợ xấu, không để lọt tội nhằm tạo niềm tin của dân với QH" - bà Quyết Tâm bày tỏ.

Dù vậy, bà Quyết Tâm cũng băn khoăn trong hoạt động cho vay hiện nay của các NH, đã có quy định pháp luật bảo vệ nhưng vì sao họ không thu hồi được tài sản thế chấp? "Nếu không làm rõ mà QH thông qua nghị quyết thì tôi không tin giải quyết được" - bà Quyết Tâm nêu.

Nợ xấu hiện nay không bình thường - Ảnh 1.

Nợ xấu bình thường phải dưới 3% tổng dư nợ cho vay, còn nếu đến mức 10,8% như hiện nay là "không bình thường"

"Cứ hí hửng với nhau là chết"

Cho ý kiến tại đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình, ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng Ban Kinh tế trung ương, nguyên Thống đốc NH Nhà nước - nêu thực tế dù cuối cùng cả bên cho vay và bên đi vay đều đi tù, thu hồi hết tài sản thì khoản nợ vẫn là "nợ xấu". Do vậy, nợ xấu tuy có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nhưng phải xử lý nghiêm các cơ quan liên quan đến nợ xấu. "Nghị quyết về xử lý nợ xấu không bao che cho những ông làm ăn sai trái. Các tổ chức tín dụng phải bằng lợi nhuận của mình trích lập dự phòng rủi ro cho đến khi đủ xử lý hết khoản nợ xấu mới thôi. Đây là tiền của dân nên dù doanh nghiệp làm mất tiền thì vẫn phải đền bằng chính lợi nhuận của mình" - ông Bình nhấn mạnh.

Cựu Thống đốc NH Nhà nước cũng chia sẻ thêm: "ĐBQH khóa trước nói nợ xấu như cục máu đông, hình ảnh đó là rất chính xác. Anh em ta đến tuổi mỡ máu nhiều nên tích tụ dần làm đường ống dẫn máu hẹp, huyết áp lên. Mạch máu tắc thì tăng xông, nhẹ còn chữa được chứ nặng thì đi luôn. Vì thế, cơ chế xử lý nợ xấu hệt như xử lý bệnh tăng xông, làm sao đừng để tích tụ. Xử lý liên tục thì mạch máu liên thông, nền kinh tế sẽ tốt, đó là lý do lớn nhất để ban hành nghị quyết".

Tuy vậy, Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP HCM Phan Nguyễn Như Khuê bày tỏ lo ngại nghị quyết có phải là sự ưu ái cho ngành NH hay không? "Tôi rất sợ tổ chức tín dụng coi đây là cái phao để vượt qua khe cửa hẹp trong tình hình khó khăn xử lý nợ xấu hiện nay" - ông Khuê nói.

Cũng dành nhiều băn khoăn trong xử lý nợ xấu, ĐBQH Chu Lê Chinh (tỉnh Lai Châu) đặt vấn đề: "Phải chăng nợ xấu xuất phát từ khâu thẩm tra, thẩm định tài sản cho vay có vấn đề? Nếu tổ chức tín dụng thấy có nghị quyết, rồi cứ hí hửng với nhau là chết. Nợ xấu trước năm 2016 phải xử lý dứt điểm".

Cần có cơ quan chủ trì quy hoạch không gian biển

Sáng cùng ngày, QH thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quy hoạch. ĐBQH Nguyễn Sỹ Hội (tỉnh Nghệ An) nêu trong phần giải trình, định hướng của Ủy ban Thường vụ QH khẳng định không gian biển là không gian mở liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhất là an ninh và quốc phòng. Tuy nhiên, nội hàm của các khoản về lĩnh vực quốc phòng và an ninh chưa cụ thể, rất chung chung, chưa thỏa đáng. "Chưa thấy cơ quan nào chịu trách nhiệm lập quy hoạch không gian biển. Mới quy hoạch hệ thống cảng biển quốc gia do Bộ Giao thông Vận tải lập và 2 quy hoạch do Bộ Quốc phòng lập. Như vậy, quy hoạch không gian biển trong đó có nội dung phục vụ cho lĩnh vực quốc phòng an ninh, còn bỏ ngỏ" - ông Hội nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo