xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi đau của gấu

KỲ NAM

Nhiều cơ sở sau khi rút mật để gấu chết hoặc đòi “tiền chuộc” khiến việc bảo vệ loài động vật hoang dã này rất khó khăn

Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) vừa công bố kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu sử dụng mật gấu đã giảm 61% trong 5 năm qua. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 2.000 con gấu nuôi lấy mật ở 15 tỉnh, thành trên cả nước.

Nhân nhượng chủ trại

Theo khảo sát của ENV với hơn 5.000 tình nguyện viên bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD), tình trạng nuôi gấu lấy mật xảy ra chủ yếu tại 15 tỉnh, thành lớn trên cả nước như: Hải Phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM, Cần Thơ...

Từ năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định 47/2006/QĐ-BNN về việc ban hành quy chế quản lý gấu nuôi với nội dung: “Mọi con gấu nuôi trái với quy định tại quy chế này đều bị tịch thu và người chủ phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định hiện hành của pháp luật”. Tuy vậy, cơ quan chức năng vẫn còn nhân nhượng trong việc xử lý các sai phạm.

Theo dõi từ năm 2007-2014, ENV chỉ rõ một cơ sở nuôi gấu ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh bị cơ quan chức năng phát hiện 81 con gấu nuôi nhốt trái phép phục vụ mục đích du lịch, trích hút mật nhưng chỉ xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu 1 con gấu ngựa. Chính sự nhân nhượng này đã tạo điều kiện cho các chủ trang trại nuôi gấu tại TP Hạ Long tiếp tục đón các đoàn khách du lịch Hàn Quốc đến tham quan, mua mật gấu trái phép.

Gấu bị nuôi nhốt và hút mật ở Hải Phòng. (Ảnh do ENV cung cấp)
Gấu bị nuôi nhốt và hút mật ở Hải Phòng. (Ảnh do ENV cung cấp)

Một đợt khảo sát mới đây của ENV cho thấy trung bình mỗi ngày, trang trại gấu Trường Thịnh 2 đón tiếp khoảng 200 khách du lịch đến tham quan và mua mật gấu. Rõ ràng, khoản thu nhập lớn từ bán mật gấu trái phép trong 8 năm qua đã tạo điều kiện cho các chủ trang trại đổi đời. Khi ENV có các hoạt động điều tra đối với hộ ông Nguyễn Thanh N. ở TP Hạ Long, một số đối tượng đã xô ngã xe và dằn mặt cán bộ ENV.

Không thể “tiền trao gấu trả”

Năm 2005, có hơn 4.300 con gấu được phát hiện nuôi nhốt tại các trang trại trên cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ mật. Cuối năm 2005, nhà nước đã hoàn thành chương trình gắn chip và đăng ký quản lý đối với toàn bộ gấu đang được nuôi nhốt tại Việt Nam với mục tiêu chấm dứt tình trạng săn bắt từ tự nhiên để nuôi nhốt và trích hút mật. Kể từ đây, các chủ trang trại chỉ được tiếp tục nuôi nhốt đối với những con gấu đã gắn chip hoặc đăng ký quản lý với cơ quan có trách nhiệm tại địa phương.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến đầu năm 2015, chỉ còn khoảng 1.250 con gấu bị nuôi nhốt trong các trang trại trên cả nước, giảm 72% so với số liệu năm 2005. Kết quả khảo sát thái độ và hành vi sử dụng mật gấu của hơn 3.000 người tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM cuối năm 2014 của ENV cho thấy tình trạng sử dụng mật gấu đã giảm 61% so với năm 2009.

Tuy nhiên, khi nguồn lợi từ nuôi gấu giảm sút, các chủ trang trại có xu hướng bỏ mặc gấu đói và ốm chết. Tại TP Hải Phòng, một số trung tâm cứu hộ có đủ khả năng vật chất, kỹ thuật đã đề nghị được cứu hộ và chăm sóc những con gấu nuôi nhốt đang hấp hối ở đây nhưng các chủ trại nhất định không chuyển giao nếu không “nhận được một khoản đền bù xứng đáng”.

Một số chủ trang trại mang gấu ra làm “con tin” với cơ quan chức năng để đòi số tiền bồi thường 40-50 triệu đồng/con. Hành vi này thể hiện sự tham lam vô độ của những người bấy lâu nay đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về bảo vệ ĐVHD.

Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc ENV, nhấn mạnh: “Việt Nam còn khoảng 2.000 con gấu có nguồn gốc từ tự nhiên đang được nuôi nhốt tại các trang trại trên toàn quốc. Việc thiết lập cơ chế “tiền trao gấu trả” như ở TP Hạ Long không những thể hiện sự nhượng bộ của nhà nước trước các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng về bảo vệ ĐVHD mà còn tạo tiền lệ xấu trong quá trình quản lý hoạt động nuôi nhốt gấu nói riêng và bảo vệ các loài ĐVHD nguy cấp của Việt Nam nói chung”.

 

Nằm trong Sách đỏ

Theo điều tra của ENV, gấu nuôi ở các cơ sở, trang trại tại TP Hạ Long đều là gấu ngựa (gấu đen châu Á, một loài động vật quý hiếm thuộc nhóm 1B có tên trong Sách đỏ của Việt Nam và thế giới, nghiêm cấm khai thác vì mục đích thương mại). Gấu ngựa tại các cơ sở, trang trại này hầu như đều có xuất xứ từ thiên nhiên hoang dã, giá mỗi con mua về nuôi khoảng 70 triệu đồng.

Đại sứ bảo vệ gấu - ca sĩ Mỹ Linh, người đã đồng hành với ENV trong nỗ lực chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu tại Việt Nam - kêu gọi: “Nhiều con gấu đã phải chịu đựng cuộc sống tù ngục trong trang trại. Chúng ta hãy cùng hành động nhằm chấm dứt hoàn toàn nạn nuôi nhốt gấu tại Việt Nam”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo