xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phá rừng vô tội vạ!

Bài và ảnh: Hoàng Dũng

Lợi dụng việc giao đất trồng rừng, một hộ dân cho người đào đường, làm lán trại, phá nát một vạt rừng ở bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng

Sáng 25-2, lực lượng chức năng quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng đã tháo dỡ lán trại xây dựng trái phép của ông Lê Việt Hồng ở tiểu khu 62, rừng bán đảo Sơn Trà (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà). Đích thân ông Nguyễn Phú Ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) TP Đà Nẵng, đến hiện trường chỉ đạo xử lý vụ việc.

Thường xuyên kiểm tra nhưng không biết

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngày 9-11-2015, Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn bàn giao 7 ha rừng và đất lâm nghiệp ở tiểu khu 62 cho UBND phường Thọ Quang và bên nhận khoán trồng rừng là hộ ông Nguyễn Văn Tâm, ông Lê Việt Hồng, ông Hoàng Văn Mạnh và ông Đỗ Văn Hởi. Sau đó, ông Tâm làm hợp đồng ủy quyền sử dụng phần đất rừng giao khoán của mình cho các ông Hồng, Mạnh, Hởi.

Ông Nguyễn Phú Ban (thứ ba từ trái sang) cùng lực lượng chức năng kiểm tra hiện trường vụ phá rừng tại tiểu khu 62 vào sáng 25-2
Ông Nguyễn Phú Ban (thứ ba từ trái sang) cùng lực lượng chức năng kiểm tra hiện trường vụ phá rừng tại tiểu khu 62 vào sáng 25-2

Theo nguyên tắc, trước khi phát rừng để trồng cây, ông Hồng phải làm đơn gửi UBND phường Thọ Quang cũng như Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn để được cấp phép chấp thuận và hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, ông Hồng không làm các thủ tục trên mà từ trước Tết Nguyên đán đã tự ý thuê công nhân vào phá rừng, làm đường, dựng lán trại. Đáng nói là nơi ông Hồng phá rừng, làm lán trại nằm ngay bên đường dẫn vào khu du lịch Bãi Cát Vàng, lực lượng kiểm lâm thường xuyên tuần tra nhưng không hề hay biết. Chỉ đến khi người dân phản ánh, Sở NN-PTNT TP Đà Nẵng mới nắm được thông tin, chỉ đạo xử lý.

Quan sát tại hiện trường, một vạt rừng rộng lớn, trải dài gần 400 m bị phá nát, cây cối loại nhỏ bị chặt hạ, nhánh phơi khô bỏ ngổn ngang. Phần diện tích ông Hồng cho dựng lán trại rộng gần 50 m2, khá kiên cố với khung sắt, mái tôn, nền gạch. Từ trước Tết Nguyên đán, ông Hồng cũng đã trồng hàng trăm cây con trên khu rừng đã phá.

Theo cơ quan chức năng phường Thọ Quang, tại thời điểm lập biên bản, ông Hồng  không xuất trình được giấy tờ liên quan đến đất trồng rừng cũng như giấy phép xây dựng công trình lán trại tại tiểu khu 62. Cùng với cưỡng chế tháo dỡ, cơ quan chức năng buộc ông Hồng không được xây dựng bất cứ công trình gì trên phần diện tích được giao khoán; đồng thời di dời toàn bộ vật dụng, vật liệu xây dựng và công nhân ra khỏi khu vực rừng.

Đổ lỗi cho nhau

Ngay tại hiện trường, lực lượng kiểm lâm đổ lỗi cho UBND phường Thọ Quang thiếu trách nhiệm trong việc quản lý diện tích đất được giao khoán. Ngược lại, ông Võ Đình Công, Chủ tịch UBND phường Thọ Quang, cho rằng để người dân phá rừng, xây dựng lán trại trái phép là do lực lượng kiểm lâm thờ ơ với công việc bảo vệ rừng. “Nhà nước bỏ tiền ra trả lương cho hàng chục kiểm lâm bảo vệ rừng ở bán đảo Sơn Trà nhưng người dân phá rừng gần cả tháng trời mà không biết. Chi bằng bỏ tiền thuê một người dân canh giữ còn hiệu quả hơn” - ông Công thẳng thắn. Ngay sau đó, ông Trần Văn Thanh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn, thừa nhận để xảy ra vụ việc này là do cán bộ kiểm lâm chủ quan, nghĩ đất rừng đã giao cho UBND phường Thọ Quang quản lý nên lơ là kiểm tra.

Sau khi nghe ý kiến của các bên, ông Nguyễn Phú Ban chỉ đạo: “Vụ việc này phải xử lý đến nơi đến chốn. Ai thiếu trách nhiệm, làm sai thì  nhận trách nhiệm, bị xử lý chứ không đùn đẩy, đổ lỗi cho nhau”.

Cũng theo ông Ban, hiện trên bán đảo Sơn Trà có 2.539 ha rừng nằm trong khu bảo tồn và 1.073 ha đất được UBND TP giao khoán cho người dân, doanh nghiệp trồng rừng, xây dựng khu du lịch. “Việc giao đất rừng cũng chưa xong nên hết tháng 3 tới sẽ rà soát, làm dứt điểm việc giao rừng  để dễ quản lý, khỏi bị chồng chéo” - ông Ban nói.

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học

Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật TP Đà Nẵng) cho biết việc phá rừng nói trên ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của bán đảo Sơn Trà, đặc biệt với loài voọc chà vá chân nâu, loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao. Cụ thể, cánh rừng thuộc dự án khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa mở rộng có 4 đàn voọc chà vá chân nâu với hơn 50 cá thể sinh sống, còn cánh rừng thuộc khu du lịch sinh thái bãi Bắc mở rộng có 25 cá thể động vật này. Ngoài ra, công nhân ăn ở, sinh hoạt tại lán trại trong rừng nên khó kiểm soát các hoạt động bẫy bắt động vật hoang dã. Năm 2015, có 3 cá thể voọc chà vá chân nâu bị bắn chết, gần 2.000 dây bẫy của các thợ săn được tháo gỡ. Vì vậy, trung tâm kiến nghị các ngành chức năng TP Đà Nẵng tăng cường giám sát, quản lý chặt việc chặt phá rừng để bảo vệ hệ sinh thái đa dạng của bán đảo Sơn Trà - lá phổi xanh của TP Đà Nẵng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo