xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải làm lại chi tiết đề án thay cây xanh

Văn Duẩn - Thùy Dương

Không thể nói chung chung là trồng cây này, chặt cây kia mà lãnh đạo TP Hà Nội cần có đề án tổng thể quy hoạch về trồng cây đô thị và có những vườn ươm lớn để trồng thử nghiệm 5-7 năm

Ngày 15-6, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hùng, tiếp tục chủ trì cuộc họp với các đơn vị liên quan xung quanh việc khắc phục sự cố sau cơn giông lốc hôm 13-6. Đề án thay thế cây xanh tại Hà Nội một lần nữa được lật lại với những nội dung như: chủ trương và cách làm đúng hay sai; lựa chọn chủng loại cây nào; liệu có sự cẩu thả, sai phạm trong quá trình trồng cây hay không…

Bọc ni-lông còn nguyên?

Tại cuộc họp, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết đến ngày 15-6, các đơn vị chức năng đã giải tỏa được 450 cây lớn gãy đổ ở các khu vực, trục đường giao thông chính bị ảnh hưởng. Hiện tại, việc khắc phục tiếp tục tập trung vào các công viên vườn hoa và khuôn viên các trường học; đồng thời chủ động xử lý thêm một số cổ thụ trên các trục đường chính có nguy cơ sắp gãy đổ nhằm phòng tránh thiệt hại và bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân tại phố Lò Đúc, Quang Trung, Lạc Trung…

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu các đơn vị liên quan phải chủ động thực hiện và hoàn thành sớm việc thu dọn cành gãy, thân cây đổ, đặc biệt trên địa bàn 3 quận bị thiệt hại nặng là Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và Đống Đa. 300 chiến sĩ và rất nhiều phương tiện được huy động tăng cường cho 3 quận trên.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu Sở Xây dựng phân loại và có phương án khắc phục đối với cây đánh chuyển, trồng lại, lát lại hè hư hỏng, thiệt hại tại các trường học, nhà dân bị tốc mái, hệ thống điện chiếu sáng…

 

Các lực lượng được huy động tối đa để hỗ trợ khắc phục sự cố sau giông lốc tại Hà Nội Ảnh:  NGUYỄN Hưởng
Các lực lượng được huy động tối đa để hỗ trợ khắc phục sự cố sau giông lốc tại Hà Nội Ảnh: NGUYỄN Hưởng

 

Đặc biệt, trước nhiều ý kiến cho rằng có tình trạng cây trồng bị đổ lộ nguyên cả bọc ni-lông bao quanh rễ, ông Hùng lưu ý: “Kiểm tra thông tin việc trồng cây mới còn để nguyên bọc ni-lông, làm rõ trách nhiệm của đơn vị thực hiện và đề xuất xử lý nghiêm theo quy định pháp luật”.

Về hiện tượng này, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động vào chiều 15-6, GS-TS Ngô Quang Đê - Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, chuyên gia đầu ngành về lâm nghiệp - cho rằng nếu thực sự có việc trồng cây mà không tháo ni-lông hay bọc lưới là ẩu và không đúng kỹ thuật.

“Khi trồng cây, nếu là bầu ni-lông thì phải tháo bỏ ni-lông ra trước khi trồng, nếu không sẽ hạn chế sự phát triển; nếu bầu bằng lưới thì mới có thể chấp nhận được vì rễ cây có thể đâm xuyên qua mắt lưới để bám vào đất và phát triển bình thường” - GS Đê đánh giá.

Cần trồng thử nghiệm

Xung quanh đề án trồng và thay thế cây xanh tại Hà Nội, GS-TS Ngô Quang Đê cho rằng không thể nói chung chung là trồng cây này, chặt cây kia mà lãnh đạo TP Hà Nội cần có đề án tổng thể quy hoạch về trồng cây đô thị và có những vườn ươm quy mô lớn để trồng thử nghiệm 5-7 năm trước khi đưa ra các tuyến phố trồng đại trà.

Cũng theo ông Đê, một đô thị cần phải trồng từ 25-30 loài cây để có tính đa dạng sinh học và phải đáp ứng được 4 yếu tố căn bản là: tuổi thọ cao, cành lá dẻo dai, tán đẹp và gọn, ít bị sâu hại, chịu được môi trường ở đô thị đó. Hơn nữa, trồng cây gì, trồng ở đâu, trồng như thế nào phải xem xét cho phù hợp, khoa học thông qua thử nghiệm chứ không thể trồng đại trà.

“Mỗi tuyến phố Hà Nội nên có một loài cây đặc trưng chứ không nên trồng lộn xộn như hiện nay hoặc cũng có thể trồng xen kẽ các loại cây trên các tuyến phố sao cho cả 4 mùa đều có hoa cho đẹp. Muốn làm được việc này thì các chuyên gia cây xanh đô thị và các nhà kiến trúc đô thị phải ngồi lại với nhau, TP Hà Nội phải tham khảo ý kiến của các nhà khoa học đúng chuyên ngành về lĩnh vực này” - ông Đê góp ý.

 

Tập trung tỉa nhánh, cải tạo

Góp ý cho đề án thay thế, cải tạo cây xanh đô thị, TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, cho rằng thay thế cây xanh chỉ là một trong những nội dung và đề án cần tập trung vào việc chặt tỉa, cải tạo những cây xanh sẵn có bởi qua cơn giông ngày 13-6 cho thấy số cây gãy cành, đổ tán nhiều hơn cây bật gốc nên việc tu sửa, cắt cành cây định kỳ là cực kỳ quan trọng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo