xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải trả lại bãi biển cho dân

B.Vân-C.Linh-H.Thanh

Làm rõ lý do đập bỏ ngôi trường 100 tuổi ở Cần Thơ

Tại kỳ họp thứ 14 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII ngày 9-7, ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, đã yêu cầu Sở Kế hoạch - Đầu tư làm việc với các doanh nghiệp có khách sạn, resort ven biển nhằm trả lại bãi tắm cho người dân.

Nhiều đại biểu đã bày tỏ sự đồng tình khi cho rằng một số resort, khách sạn ở Đà Nẵng đã có hành vi “cát cứ” bãi biển, không cho dân xuống tắm, không cho đi qua lại. Ông Trần Văn Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng, cho biết trước đây, do nhiều bãi biển chưa hoàn thiện nên TP đã giao cho các khách sạn, resort quản lý để cải tạo vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã lợi dụng để biến thành bãi riêng của mình.

Bãi biển là của dân chứ không phải của doanh nghiệp

Bãi biển là của dân chứ không phải của doanh nghiệp

Trước sự đồng thuận của nhiều đại biểu, ông Trần Thọ đề nghị phải nghiên cứu, đề xuất và trao đổi với các doanh nghiệp có sử dụng bãi biển để lấy lại không gian sinh hoạt cho dân, trên tinh thần biển của Đà Nẵng thì người dân Đà Nẵng phải được sử dụng.

Trong khi đó, tại kỳ họp thứ 16 HĐND TP Cần Thơ khóa VIII diễn ra ngày 8 và 9-7, các  đại biểu đã chất vấn về việc Trường THPT Châu Văn Liêm sắp bị đập bỏ khiến người dân bất bình. Bà Trần Thị Xuân Mai, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP Cần Thơ, đề nghị UBND TP báo cáo rõ lý do đập bỏ trường, đồng thời cân nhắc kỹ các phương án đập bỏ hoàn toàn hay trùng tu hoặc xây mới nhưng giữ lại kiến trúc cũ.

Thời gian qua, dư luận ở Cần Thơ còn bức xúc về việc từ ngày 1-6, bến xe Cần Thơ thu phí 3.000 đồng/xe máy và 10.000 đồng/ô tô 9 chỗ trở xuống nhưng không nói rõ mục đích thu là gì.  Bà Đặng Thị Anh Đào, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Cần Thơ, đề nghị cơ quan có thẩm quyền phải chấn chỉnh việc thu phí này.

Cùng ngày, tại  cuộc họp báo trước thềm kỳ họp khóa IX, HĐND tỉnh Gia Lai đã công bố kết quả giám sát việc triển khai phát triển cây cao su trên đất rừng nghèo từ năm 2008 tới nay. Kết quả cho thấy việc triển khai dự án này chưa đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội.

Theo kế hoạch, đến năm 2015, tỉnh Gia Lai phải phủ kín diện tích trồng mới trên 50.000 ha cao su nhưng hiện chỉ đạt 51%. Đến nay, các doanh nghiệp chưa nộp đồng nào vào ngân sách, trong khi vẫn còn nợ hơn 8 tỉ đồng khoản tiền bán gỗ, củi trên diện tích khai hoang.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo