xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phập phồng với điện lực Hiệp Phước

QUÝ LÂM

Hơn 100 doanh nghiệp hoạt động trong KCX Tân Thuận và KCN Hiệp Phước - TPHCM đang “đứng ngồi không yên” trước thông tin Nhà máy Nhiệt điện Hiệp Phước có khả năng ngừng vận hành

Sau 18 năm đầu tư hoạt động tại Việt Nam, giờ đây, theo lãnh đạo Công ty TNHH Điện lực Hiệp Phước (HPPC), Nhà máy Nhiệt điện Hiệp Phước (huyện Nhà Bè-TPHCM do HPPC làm chủ đầu tư) đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng và có khả năng ngừng vận hành hoàn toàn trong thời gian tới.
 
Giữa lúc việc thiếu điện mùa khô đang vào cao điểm, thông tin này đang gây lo ngại cho rất nhiều doanh nghiệp, người dân là khách hàng của HPPC.
 
img
Nếu áp dụng phụ thu tiền điện do HPPC đưa ra, mỗi tháng,
Công ty TNHH Giấy Xuân Mai phải chi thêm ít nhất 600 triệu đồng tiền điện. Ảnh: TẤN THẠNH
 
Không chịu giá mới, điện sẽ bị cắt

Thông tin “dọa” cắt điện đã được HPPC đưa ra từ cuối tháng 2-2011, trong đó HPPC yêu cầu các cơ quan chức năng phải giải quyết một trong hai yêu cầu: cho phép HPPC tăng giá điện (lên gấp 3 lần) hoặc tiếp tục được mua khí gas giá rẻ. Nếu không đáp ứng, đến ngày 1-4 có thể sẽ cắt điện.
 
Trước tình hình này, UBND TPHCM đã chủ trì cuộc họp khẩn để tìm hướng tháo gỡ, TP yêu cầu HPPC phải duy trì cung cấp điện cho khách hàng của mình.
 
HPPC từng phản đối EVN!

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 21-3, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN, cho biết sản lượng điện EVN mua của HPPC khoảng 2 tỉ KWh/năm, tương đương 1% toàn bộ hệ thống điện của cả nước.
 
Nếu HPPC ngừng phát điện, việc thiếu hụt sản lượng do EVN không mua được điện từ doanh nghiệp này không đáng lo ngại bằng việc toàn bộ KCN Hiệp Phước, KCX Tân Thuận và khu đô thị Phú Mỹ Hưng không có điện dùng.
 
Nguyên nhân do EVN không có lưới điện đến khu vực này. Cách đây hơn 10 năm, EVN có kế hoạch đưa máy biến áp vào nhưng Nhà máy Điện Hiệp Phước phản đối vì họ có giấy phép xây dựng nhà máy điện cung cấp “độc quyền” cho khu vực này khi chưa có sự đầu tư của Nhà nước, sản lượng điện thừa sẽ bán lại cho EVN.
T.Hà
Song song đó, các giải pháp như giao trả cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) “quyền” cung cấp điện ở các khu vực mà bấy lâu HPPC độc quyền, phương án giá điện mới… cũng đã được đệ trình lên Chính phủ chờ giải quyết.
 
“Chúng tôi đã gửi đến Bộ Công Thương phương án giá điện linh hoạt theo giá nhiên liệu để áp dụng tạm thời trong ba tháng 4, 5 và 6-2011. Sau đó, từ 1-7, có khả năng HPPC sẽ giao trả toàn bộ 3 khu vực khách hàng nói trên cho EVN. Việc này đang chờ sự đồng ý của Chính phủ cũng như phía ngành điện lực”- ông Phạm Hồng Tiến, Trưởng Phòng Vận hành của HPPC, cho biết.

Trong lúc các phương án vẫn còn chờ ý kiến từ các bộ, ngành và Chính phủ thì cuối tuần qua, HPPC lại gửi văn bản đến các khách hàng và Ban Quản lý các KCN-KCX TPHCM, cho biết sẽ tính phụ thu phí nhiên liệu trong tiền điện (thực chất là tăng giá 200%) kể từ ngày 1-4.
 
Công ty này cũng hứa sẽ trả lại tiền thừa cho doanh nghiệp mua điện, với điều kiện sau đó Chính phủ quyết định đề án giá điện của HPPC và có sự “trợ cấp tương đối”.
 
Theo HPPC, nếu khách hàng không chấp nhận cách tính giá điện có phụ thu phí nhiên liệu, rất có thể điện sẽ bị cắt trước khi EVN kịp tiếp nhận vùng phụ tải riêng của họ.
160 doanh nghiệp lo lắng

Từ khi nhận được thông báo mới của HPPC, những ngày qua, lãnh đạo KCX Tân Thuận, KCN Hiệp Phước, khu đô thị Phú Mỹ Hưng và các doanh nghiệp đang hoạt động trong hai KCX, KCN này đứng ngồi không yên.
 
Điều đáng nói là hầu hết những phương án mà HPPC đưa ra đều gặp phải sự phản ứng hoặc từ chối của các bên liên quan. Nếu áp dụng tính phụ thu tiền điện, nhiều doanh nghiệp đang sản xuất tại KCN Hiệp Phước khẳng định không đủ sức chi trả.
 
Công ty TNHH Giấy Xuân Mai là một trong những doanh nghiệp kịch liệt phản ứng phương án tăng giá điện từ ngày 1- 4 của HPPC.
 
Lãnh đạo đơn vị này cho rằng họ không thể tồn tại và phát triển được khi phải chi thêm ít nhất 600 triệu đồng tiền điện mỗi tháng.
 
Trong khi đó, đại diện Công ty TNHH một thành viên Xi măng Hạ Long cho rằng cả hai khả năng cắt điện hoặc tăng giá điện đều không thể chấp nhận được.
 
Công ty này yêu cầu HPPC thực hiện đúng giá bán đã quy định tại Thông tư 08/2010 của Bộ Công Thương và thực hiện nghiêm túc thỏa thuận nguyên tắc và hợp đồng đã ký kết, không được cắt điện khi chưa có hướng dẫn mới của Chính phủ.

Theo ông Vũ Văn Hòa, Trưởng Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM, hiện có 160 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất tại KCX Tân Thuận và KCN Hiệp Phước, trong đó có 21 doanh nghiệp kỹ thuật cao.
 
Sau khi HPPC gửi thông báo về việc ngừng cấp điện, hàng loạt doanh nghiệp đã phản ánh lo ngại đến Ban Quản lý và đơn vị này đã kiến nghị lên UBND TPHCM tìm biện pháp tháo gỡ để bảo đảm ổn định sản xuất.
 
Chỉ cầm cự được đến 26-4!
 
HPPC cảnh báo rằng với tình hình hiện nay, Nhà máy Nhiệt điện Hiệp Phước chỉ có thể duy trì phát điện đến ngày 26-4 vì lượng dầu nặng từ kho dự trữ cũng như các khoản vay ngân hàng để mua dầu đang cạn dần.
 
Trước mắt, để dành điện cung cấp cho khu vực khách hàng truyền thống của mình, HPPC đã cắt giảm lượng điện bán cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ 370.000 KWh/ngày xuống còn 250.000 KWh/ngày. “Khó khăn của HPPC nếu không có cách giải quyết nhanh chóng thì sẽ không có bất cứ khoản tiền nào để mua dầu nặng, HPPC sẽ bất đắc dĩ phải tiến hành cắt điện, thậm chí phải đối diện với nguy cơ ngừng vận hành”- ông chủ tịch HĐQT của HPPC nêu rõ trong thông báo.

Được biết HPPC là doanh nghiệp 100% vốn của Đài Loan đầu tư vào Việt Nam năm 1993 theo diện được ưu đãi về thuế và giá thuê đất, tuy nhiên doanh nghiệp này thường xuyên báo cáo lỗ hàng chục triệu USD mỗi năm.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo