xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vẫn chưa có hướng xử lý

Bài và ảnh: QUÝ LÂM

Thêm một cuộc họp nữa để giải quyết việc Công ty TNHH Điện lực Hiệp Phước (HPPC) đòi cắt điện nhưng kết quả vẫn giẫm chân tại chỗ, mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết

Ngày 30-3, Công ty CP KCN Hiệp Phước (HIPC, huyện Nhà Bè - TPHCM) đã tổ chức cuộc họp khẩn nhằm đối phó với nguy cơ thiếu điện cho sản xuất đang cận kề. Cắt điện cũng phá sản, giá điện tăng gấp 3 lần cũng phá sản, đó là thực tế mà phần lớn doanh nghiệp đến dự họp khẳng định.

 
Cuộc họp này nhằm giải quyết việc Công ty TNHH Điện lực Hiệp Phước (HPPC, chủ đầu tư Nhà máy Điện Hiệp Phước, huyện Nhà Bè-TPHCM) trước đây ra thông báo sẽ cắt điện từ ngày 1-4 nếu một trong hai đề nghị (tăng giá bán điện qua phụ thu phí nhiên liệu hoặc tiếp tục được mua gas giá rẻ) của họ không được giải quyết (Báo Người Lao Động ngày 22-3 đã thông tin).
img
Ông Patrick Bol, Tổng Giám đốc Cảng Hiệp Phước, tuyên bố không thể chấp nhận cách tính tiền điện mới của HPPC
 
HPPC tiếp tục “dọa”
 
Ngày mai (1-4) sẽ là thời hạn cuối mà HPPC đưa ra, trong khi gần 200 doanh nghiệp mua điện của Nhà máy Điện Hiệp Phước đang hoang mang trước nguy cơ phá sản thì một quyết định được trông đợi nhất từ Chính phủ để xử lý mâu thuẫn nói trên vẫn chưa có, cho đến chiều 30-3.
 
Tại cuộc họp, ông Zhang Yin Fu, Tổng Giám đốc HPPC, cho biết doanh nghiệp của ông đang lâm vào khó khăn và thua lỗ triền miên bởi giá dầu thế giới tăng “phi mã” mà giá điện thì luôn chịu sự kiểm soát của Chính phủ. Để giảm giá thành, HPPC đã xin mua gas để sản xuất điện. Đến năm 2006, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư khoảng 100 triệu USD để xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí đến HPPC. Mãi 3 năm sau, nhà máy điện này mới tiếp nhận dòng gas  đầu tiên nhưng cũng chỉ duy trì được 6 tháng. Từ tháng 5-2010 đến nay, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas) không bán khí cho HPPC nữa và công trình 100 triệu USD nói trên bị bỏ không.
 
Tại hội nghị, tổng giám đốc HPPC cho biết phụ thu phí nhiên liệu sẽ tạm thu trong 3 tháng (4, 5, 6-2011). “Nếu khách hàng nào không có khả năng thanh toán, buộc chúng tôi phải cắt điện doanh nghiệp đó. Nếu tỉ lệ khách hàng đồng ý thanh toán phụ thu phí nhiên liệu quá ít, không đủ kinh phí để chạy nổi một  tổ máy phát điện, chúng tôi phải ngưng vận hành” - ông Zhang Yin Fu khẳng định.
 
Khách hàng nói “không”
 
Sự căng thẳng hằn rõ trên gương mặt lãnh đạo các doanh nghiệp trong KCN Hiệp Phước đến dự họp. Tại cuộc họp, mỗi doanh nghiệp được phát một phiếu do HPPC đưa ra, trong đó họ sẽ phải trả lời “có” hoặc “không” đồng ý với đề nghị phụ thu phí nhiên liệu. Đây là bài toán rất khó bởi như Báo Người Lao Động đã phản ánh nếu chấp nhận phụ thu thì doanh nghiệp không kham nổi tiền điện, ngược lại không chấp nhận thì sẽ bị cắt điện! Theo quan sát của phóng viên Báo Người Lao Động, phần lớn doanh nghiệp đặt bút đánh dấu vào ô “không”.
 
Ông Nguyễn Tiến Hồng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Xi măng Fico, cho biết doanh nghiệp của ông tiêu thụ hết 20% tổng sản lượng điện của HPPC, nếu trả thêm phụ thu thì phải chi thêm khoảng 5 tỉ đồng cho tiền điện. “Tình hình sản xuất đang rất khó khăn. Nếu thực hiện theo đề nghị của HPPC chắc phải bán nhà máy” - ông Hồng cho biết. Tương tự, ông Patrick Bol, Tổng Giám đốc Cảng Hiệp Phước, thẳng thừng tuyên bố không thể chấp nhận cách tính tiền điện mới của HPPC. Ông khẳng định: “Chi phí cho điện tăng 300%, chúng tôi không thể hoạt động nổi”.
 
Trong khi đó, Giám đốc Công ty Giấy Xuân Mai, ông Phạm Minh Dũng, phát biểu rằng việc HPPC thu tiền điện giá cao khi chưa có sự phê duyệt của Chính phủ là trái luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của doanh nghiệp cũng như môi trường đầu tư trong nước. Cũng theo ông Dũng, Công ty Giấy Xuân Mai lãi khoảng 100 triệu đồng/tháng, nhưng nếu giá điện tăng gấp 3 lần thì công ty phải bù thêm 550 triệu đồng/tháng, chỉ có nước phá sản.
 
Sẽ kiện nếu bị cắt điện
 
Ngoài việc cùng chung quyết định không chấp nhận mức phí phụ thu nhiên liệu trong tiền điện, hàng loạt doanh nghiệp cho biết họ sẽ khởi kiện HPPC đòi bồi thường thiệt hại do mất điện gây ra. Một số doanh nghiệp nêu ý kiến trong tình hình kinh tế khó khăn chung, tại sao họ lại phải gồng mình để bù lỗ cho HPPC, vậy thì ai sẽ bù lỗ cho họ?
 
Trước phản ứng của số đông khách hàng, ông Zhang Yin Fu phát biểu rằng mình cũng chỉ là một người làm thuê và không thể giải quyết những vấn đề đang phát sinh. “Tôi sẽ tổng hợp ý kiến để trình lên cấp trên của tôi. Chúng ta tranh luận ở đây cũng chẳng giải quyết được gì, vấn đề là ở Chính phủ” - ông Zhang Yin Fu cho biết. Khi được hỏi: “Liệu ngày 1-4, HPPC có cắt điện hay không?”, ông Zhang không trả lời mà chỉ xua tay. Có người hiểu cử chỉ đó là ý nói không cắt điện, nhưng người khác lại hiểu là ông ta không thể quyết định được vấn đề này.

Không để doanh nghiệp mất điện

 
Trong cuộc họp, lãnh đạo HIPC đã yêu cầu HPPC báo cáo tình hình lên UBND TPHCM ngay trong buổi chiều cùng ngày, đồng thời trả lời rõ 3 vấn đề: Tỉ lệ khách hàng đồng ý phí phụ thu là bao nhiêu, có cắt điện hay không và đến khi nào thì cắt? HIPC cũng trấn an doanh nghiệp và nhắc nhở HPPC rằng trong hợp đồng cung cấp điện đã ký trước đây, Nhà máy Điện Hiệp Phước phải bảo đảm 2 điều kiện: cung cấp nguồn điện ổn định và khi tăng giá phải được sự phê duyệt của Chính phủ.
 
Trước đó, trong một cuộc họp giải quyết vấn đề HPPC “dọa” cắt điện, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, ông Nguyễn Trung Tín, khẳng định: “Bất cứ trong tình huống nào cũng không được để doanh nghiệp mất điện, dù chỉ một giờ”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo