xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phát triển đô thị hướng biển

MINH KHANH

Sở Tài nguyên - Môi trường vừa trình UBND TPHCM kết quả đề án TPHCM phát triển hướng về phía biển thích ứng với biến đổi khí hậu

Bên cạnh việc rà soát, cập nhật các tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) trong các quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của TP, đề án cũng đã thí điểm thiết kế đô thị phát triển hướng biển tại quận 4 và huyện Nhà Bè.
 
img
Huyện Cần Giờ cũng đang thực hiện dự án lấn biển 600 ha. Các chuyên gia cho rằng cần thí điểm thiết kế đô thị cho cả Cần Giờ để rà soát sự phát triển hiện tại xem có phù hợp hay không. Ảnh: ÁNH NGUYỆT

Giảm 110-130 triệu USD thiệt hại

Dù nằm dọc sông Sài Gòn nhưng khó có thể nhận ra hệ thống giao thông đường thủy và mạng lưới sông ngòi, kênh rạch tại quận 4. Diện tích nước mặt tự nhiên cũng còn rất ít cùng với hệ thống thoát nước kém, khu vực này thường bị ngập bởi mưa và triều cường, nước thải chảy ngược vào đường phố. Hệ thống đê bao cũng không đủ cao để bảo vệ quận 4 trước những cơn triều cường đặc biệt. Đặc tính khu nội thành đông dân với mật độ giao thông cao cũng khiến chất lượng sống của khu vực đang xấu đi.

Theo kịch bản biến đổi khí hậu, mực nước biển tăng từ 28-33 cm vào năm 2050 sẽ khiến tần suất và độ sâu ngập lụt của khu vực này tăng, kéo theo sự gia tăng thiệt hại về kinh tế. Một tính toán sơ bộ cho thấy thiệt hại do ngập lụt trong chu kỳ 10 năm có thể lên đến 488 triệu USD.
 
Thế nhưng, dưới góc nhìn của các chuyên gia đến từ Hà Lan, việc di dời công trình cảng, bến bãi đang trả lại cho quận 4 không gian và mang đến cơ hội cải thiện đô thị, áp dụng được nhiều biện pháp ứng phó BĐKH. Việc chống ngập phải được tiến hành ngay bằng đê bao nhỏ quanh quận, khi có hệ thống đê bao lớn quanh TP, đê bao nhỏ sẽ trở thành nơi trữ nước cho các kênh quanh quận.
 
Các tòa nhà cao tầng và thấp tầng sẽ được xây dựng trên mặt đê bao và hệ thống kho bãi cũ để bảo đảm an toàn khi mực nước biển dâng cao, tuy nhiên, phải bảo đảm khoảng cách giữa các tòa nhà để tạo thành hành lang thông gió tự nhiên cho toàn quận. Bên cạnh đó, đối với một đô thị tập trung đông dân cư, việc trữ nước là một vấn đề nan giải. Vì thế, theo thiết kế vùng phía Tây quận 4 sẽ xây các công viên vừa tạo mảng xanh vừa giải quyết nơi trữ nước.
 
Vào năm 2025, quận 4 sẽ gia tăng phương tiện giao thông, hạ tầng giao thông vì thế cũng được đầu tư đáng kể với nhiều đại lộ. Các tuyến đường huyết mạch ngoài giải quyết vấn đề giao thông nên trồng cây hai bên để tận dụng thành các vành đai xanh, cải tạo môi trường quận. Tính toán sơ bộ của đề án cho thấy việc tích hợp các giải pháp ứng phó BĐKH có thể giảm chi phí thứ yếu lên khoảng 110 - 130 triệu USD.

Cho ngập Nam Nhà Bè

Theo định hướng phát triển của TP, huyện Nhà Bè sẽ phát triển KCN cảng biển và khu dân cư. Trên thực tế, Nhà Bè có mối liên hệ mật thiết với biển, thủy triều tác động đến cuộc sống hằng ngày của người dân và trong tương lai cũng sẽ chịu thiệt hại nặng do nước biển dâng. Ngoài ra, đây là khu vực đất yếu, dễ bị sụt lún. Báo cáo dự án TPHCM đối phó với ngập lụt (UBND TP đặt hàng tư vấn Royal Haskoning của Hà Lan thực hiện) mô phỏng nước ngầm - sụt lún đất cho thấy giai đoạn 2050, đất khu vực này có thể sụt lún từ 20-40 cm.

Nếu đặt Nhà Bè vào bên trong vành đai đê của TP sẽ kích thích tăng trưởng dân số và đô thị hóa khu vực nhưng nếu đặt huyện này bên ngoài vành đai đê thì liệu có bảo đảm được giải pháp an toàn trong vấn đề nước?

Các chuyên gia của Việt Nam cũng như Hà Lan đều cho rằng  nên để các vùng trũng thấp thích nghi với các thay đổi của tự nhiên, không bảo vệ các vùng trũng thấp vì không có phương án nào có thể bảo vệ tuyệt đối. Như vậy, thiết kế đô thị thích ứng với BĐKH cho Nhà Bè sẽ giảm dân số, phần đất phía Nam không được bảo vệ bằng đê bao và ngập theo thời tiết.
 
Nhà cửa sẽ được di dời lên các gò đất cao hoặc xây dựng trên hệ thống cọc  nhưng vẫn phải dự trù một nơi tập trung an toàn khi xảy ra hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Kinh tế nông nghiệp sẽ chuyển dần sang nuôi trồng thủy sản nước lợ, đồng thời cần trồng nhiều loại cây chịu mặn để giải quyết tình trạng nồng độ mặn ngày càng gia tăng.
 
Để kiểm soát tình trạng sụt lún đất, mạng lưới cấp nước của xã cần nhanh chóng hoàn thiện để hạn chế các giếng khoan tự phát trong các hộ dân. Bên cạnh đó, huyện cần được đầu tư các ụ nước để dự trữ nước mưa sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
 

Phải thí điểm thiết kế thêm cho Cần Giờ

Trong cuộc họp nghiệm thu đề án “TPHCM phát triển hướng về phía biển thích ứng với BĐKH định hướng đến 2025, tầm nhìn đến 2100” diễn ra mới đây, hội đồng nghiệm thu đề nghị đơn vị thực hiện dự án bổ sung thí điểm thiết kế đô thị cho huyện Cần Giờ.
 
Theo TS Bùi Trọng Vinh, Trường Đại học Bách khoa TPHCM, đây là khu vực tiếp giáp với biển và có khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ, trong khi đó, các hoạt động kinh tế: khai thác khoáng sản, phát triển cảng biển... đang diễn ra khá sôi động trong khu vực.
 
Tại Cần Giờ cũng đang thực hiện dự án lấn biển trên 600 ha. Nếu phát triển về phía biển, Cần Giờ sẽ là nơi bị ảnh hưởng hoặc được lợi nhiều nhất. Vì thế, cần thí điểm thiết kế đô thị cho cả Cần Giờ để rà soát các phát triển hiện tại xem có phù hợp cũng như có sự định hướng phát triển cho quận.
 
TS Vinh cho rằng Cần Giờ có thể phát triển theo hướng đô thị sinh thái với quy mô dân số không quá lớn, vừa bảo đảm nền kinh tế cho huyện, TP vừa bảo vệ được hệ sinh thái, đa dạng sinh học trong khu vực.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo