xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phiên chất vấn HĐND TPHCM: Sở Y tế trả lời chưa thỏa đáng

Người Lao Động Online

(NLĐO)- Chiều nay, kỳ họp lần 5 HĐND TPHCM sẽ diễn ra phiên chất vấn ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM; ông Nguyễn Văn Lai, Giám đốc Sở Công Thương; ông Huỳnh Văn Biết, Phó Giám đốc Sở Y tế về các vấn đề mà cử tri TP quan tâm. Người Lao Động Online tường thuật trực tiếp phiên chất vấn này. Mời bạn đọc theo dõi.

img
Ông Huỳnh Văn Biết, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM trả lời chất vấn

Lúc 16 giờ là phần trả lời chất vấn của Sở Y tế TPHCM về vấn đề xử lý nước thải tại các cơ sở y tế.
 
ĐB Tô Thị Bích Châu đặt vấn đề nếu buộc 285 cơ sở không có hệ thống xử lý nước thải theo quy định đến tháng 9 đóng cửa thì công tác hậu kiểm tra ra sao? Áp lực bệnh nhân sẽ đổ dồn về các bệnh viện công sẽ được giải quyết ra sao? 
 
ĐB Nguyễn Mạnh Trí hỏi TP có giải pháp gì để hỗ trợ cho các cơ sở y tế trong điều kiện nền kinh tế khó khăn lại phải hoàn thiện hệ thống trong thời gian quá gấp?
 
Ông Huỳnh Văn Biết, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết thực hiện theo quy chế QCVN 28 có hiệu lực từ ngày 25-2-2011 nên TP đã thực hiện kiểm tra hệ thống xử lý nước thải, nếu không thực hiện sẽ đóng cửa. Tuy nhiên TP sẽ hỗ trợ công nghệ đang được Sở y tế chọn lựa và được nhiều bệnh viện thực hiện. Cụ thể sẽ hỗ trợ cho những dự án cụ thể trên cơ sở ứng vốn nếu hoàn tất kiểm tra đạt yêu cầu sẽ hoàn vốn. Về các cơ sở nha khoa cũng đã kiểm tra nhưng khó khăn hiện nay là các cơ sở này chật hẹp, ở nơi dân cư đông đúc, hay thuê mướn mặt bằng.., nên khó thực hiện được hệ thống xử lý nước thải. 
  
Sở Y tế đã có giới thiệu đến công nghệ và đã phổ biến các luật liên quan như Luật bảo vệ môi trường đến 285 cơ sở. Từ đầu tháng 6 tổ kiểm tra liên ngành đã thực hiện và nhắc nhở nhưng các cơ sở này vẫn chưa thực hiện. Hiện tổ kiểm tra liên ngành chuẩn bị sơ kết để báo cáo những khó khăn của các cơ sở trình UBND TP, căn cứ vào những quy định, điều kiện thực tiễn để xem xét và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động.
 
Nếu ngưng hoạt động sẽ ngưng các lĩnh vực gây ô nhiễm, còn không phải ngừng tất cả các hoạt động của cơ sở nên sẽ không ảnh hưởng gì nhiều đến việc khám chữa bệnh ở các bệnh viện.
 
Về câu hỏi ĐB Phạm Văn Đông chung quanh giải pháp để hỗ trợ cho 200 cơ sở nha khoa chưa có hệ thống xử lý nước thải ông Biết lúng túng: "nếu các cơ sở thu gom vào hệ thống chứa thì sẽ có cơ quan chức năng đi thu gom nước thải này".
 
Đối với hệ thống nước thải phụ thuộc vào số giường hoạt động, qua kiểm tra ở những bệnh viện đã đạt chất lượng có 95% đạt quy chuẩn QCVN 28.
 
ĐB Huỳnh Công Hùng hỏi Sở Y tế đã cấp bao nhiêu giấy phép mới cho các cơ sở đã thực hiện hệ thống xử lý nước thải? Ai là người thực hiện kiểm tra vận hành hệ thống này? Thanh tra sở y tế hay đưa về quận, huyện quản lý?
 
Sở Y tế cho biết chưa cấp giấy phép nào mới cho cơ sở y tế dựa trên hệ thống vận hành xử lý nước thải đạt chuẩn. 
 
Theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP đại diện Sở Y tế trả lời chưa thỏa mãn những vấn đề mà đại biểu đặt ra, biện pháp thực hiện mâu thuẫn với giải pháp đề ra. Vì vậy đề nghị Sở Y tế phải nghiên cứu kỹ những giải pháp khả thi dựa trên những thực tiễn đang tồn tại để có sức thuyết phục và gửi văn bản trả lời cho đại biểu sau.
 
img
  
 
Chiều nay phiên chất vấn sẽ xoáy sâu vào nội dung tình hình kinh tế TPHCM 6 tháng đầu năm và các giải pháp hỗ trợ khó khăn cho các doanh nghiệp; tình hình xử lý nước thải y tế.
 
img
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc ngân hàng nhà nước Chi nhánh tại TPHCM trả lời chất vấn

Chiều 12-7, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 5 HĐND TPHCM khóa VIII lãnh đạo ngành ngân hàng (NH) TPHCM và Sở Công Thương TP nhiều đại biểu đặt câu hỏi: Lãi suất liên tục giảm nhưng doanh nghiệp (DN) vẫn rất khó tiếp cận vốn? Đồng thời, hiện mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn dài lên tới 12%/năm, cộng thêm các loại phí đẩy lãi suất cho vay dài hạn phải lên 16-17%/năm, làm sao để nguồn vốn vay này ổn định dưới 15%/năm như yêu cầu của NH Nhà nước?
 
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng (NH) Nhà nước chi nhánh TPHCM, cho biết, đúng là 6 tháng đầu năm hoạt động tín dụng của ngành NH trên địa bàn có mức tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ khá nhiều. Năm tháng đầu năm tín dụng tăng trưởng âm và chỉ khởi sắc từ tháng 6 đến nay. Số liệu mới nhất đến hôm nay 12-7, tăng trưởng tín dụng của TP tăng 0,27%. Vì vậy, định hướng đến cuối năm các NH thương mại phải đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bằng nhiều giải pháp.
 
Cụ thể, NH Nhà nước chi nhánh TP đã yêu cầu các NH thương mại ngồi lại với DN để cơ cấu lại nợ, định lại kỳ hạn nợ nhằm làm giảm giá thành sản phẩm của DN, giảm nợ xấu cho các NH. Việc miễn giảm lãi suất cho vay đối với các hợp đồng cũ trước đây đang được các NH thương mại thực hiện theo yêu cầu của thống đốc chậm nhất đến 15-7 phải hoàn thành. “Sau thời gian này, NH nào vi phạm hoặc DN nào phải vay với lãi suất cao hơn mức 15%/năm có thể báo cho chúng tôi để kiểm tra, xử lý ngay” – ông Nguyễn Hoàng Minh khẳng định.

Hiện tại các NH thương mại trên địa bàn TP đều có kế hoạch triển khai giảm lãi suất các khoản vay cũ ngay trong tuần này, cá biệt một số NH còn miễn giảm lãi 100% cho những DN có khó khăn cụ thể…

Không chỉ miễn giảm lãi, ngành NH còn chủ động mở rộng đối tượng cho vay đối với các khoản vay bằng ngoại tệ. Thực tế, rất nhiều DN muốn vay vốn bằng ngoại tệ do lãi suất thấp hơn VNĐ thấp hơn tỉ giá lại được thống đốc cam kết không biến động quá 2-3% trong năm nay. Tuy nhiên, hiện ngành NH chỉ mở rộng đối tượng cho vay từ thanh toán tiền hàng hóa nhập khẩu để trả cho nước ngoài ra thêm cho vay trả trước hàng xuất khẩu.
 
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn của DN hiện nay là dù mở rộng đối tượng cho vay nhưng điều kiện vay không được nới lỏng thì DN vẫn khó vay như thường. Do đó, ông Nguyễn Hoàng Minh cho rằng một số NH thương mại đã linh hoạt giải ngân bằng cách cho DN vay tín chấp dựa vào xếp hạng tín nhiệm DN hoặc chấp nhận thế chấp bằng dòng tiền (các khoản thu, nguồn thu từ bán hàng của DN) thay vì thế chấp bằng tài sản.
 
Giải pháp không ít nhưng tín dụng vẫn tăng trưởng không đáng kể, theo lãnh đạo NH Nhà nước chi nhánh TPHCM bởi các NH thương mại thực hiện không đồng bộ, chỉ một số NH thương mại nhà nước hoặc cổ phần nhưng có vốn góp lớn của nhà nước là nghiêm túc thực hiện. Trong khi đó, một số NH thương mại cổ phần nhỏ còn chậm trễ do chi phí vốn đầu vào còn cao, ngay việc áp trần lãi suất cho vay cũng chưa được tuân thủ nghiêm khiến lãi suất chưa giảm nhiều. Ngoài ra, nợ xấu tăng cao cũng cản trở tăng trưởng tín dụng.
 
Nhiều đại biểu thẳng thắn chất vấn lãnh đạo NH Nhà nước chi nhánh TP về quá trình thanh tra, kiểm tra nội bộ của ngành NH, hệ thống NH, tại sao để đến khi các sai phạm xảy ra mới biết?

Ông Nguyễn Hoàng Minh thừa nhận khuyết điểm về đạo đức, tiêu cực của một số cán bộ NH đã ảnh hưởng đến toàn ngành. Tuy nhiên, vị này cho rằng ngành NH có nhiều rủi ro cả khách quan và chủ quan như do cơ chế chính sách, khủng hoảng kinh tế và khó khăn của các DN cũng ảnh hưởng đến các NH và riêng bản thân nội tại ngành NH còn khó khăn và rủi ro trong các lĩnh vực thanh toán, an toàn kho quỹ, tín dụng.

“Một số NH thương mại không chấp hành quy định các cơ chế của NHNN về ngoại hối, định giá. Thiếu trách nhiệm, có tiêu cực trong hoạt động dự án đầu tư, kinh doanh gây tổn thất, ảnh hưởng đến độ an toàn của ngành mình” – ông Minh nhìn nhận. Vì vậy, lãnh đạo ngành NH TP khẳng định sẽ tích cực tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động của các NH, an toàn hệ thống, tăng cường kiểm tra nội bộ, nâng cao việc kiểm tra trước khi cho vay. Tuy nhiên, ông Minh cho rằng việc kiểm tra nội bộ của các NH thương mại trước khi cho vay phải được đặt lên hàng đầu.

Một cử tri huyện Bình Chánh điện thoại đến kỳ họp chất vấn ngành NH: Trong khi các DN nỗ lực trả nợ, trả lãi NH để được vay vốn mới nhưng chỉ cần bị nợ quá hạn (từ nhóm 3 đến nhóm 5) đã bị ghi vào “sổ đen” trên hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng của ngành NH (CIC) và treo trên hệ thống suốt 5 năm. Vì vậy, dù DN có trả được lãi, nợ vẫn rất khó tiếp cận vốn ở các NH thương mại?
 
Ông Nguyễn Hoàng Minh trả lời: Việc treo thông tin về DN vướng nợ xấu trên CIC nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay của các NH thương mại. “Vậy làm sao để gỡ bỏ các thông tin “xấu” này?, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm đặt câu hỏi. Tuy nhiên, ông Minh cho biết quy định thời gian 5 năm là do thông lệ quốc tế.
 
Các ngành hàng chủ lực xuất khẩu giảm mạnh

Giám đốc Sở Công thương TPHCM cho biết, tăng trưởng xuất khẩu 6 tháng đầu năm của TP khá thấp, chỉ bằng 1/10 so với cùng kỳ. Trong đó, các mặt hàng chủ lực như gạo giảm đến 30-40% so với cùng kỳ khi bị áp lực cạnh tranh từ các nước bạn và nhu cầu thị trường giảm sút. Cùng với gạo, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của TPHCM như cao su, giày dép, may mặc… cũng giảm mạnh hoặc tăng trưởng không cao đã kéo tăng trưởng xuất khẩu chậm lại. Do đó, từ nay đến cuối năm TPHCM sẽ tích cực xây dựng chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại và cải cách nhiều thủ tục về thuế, hải quan…

Đại biểu Từ Minh Thiện hỏi: Chính sách hỗ trợ của TPHCM để DN có thể tiếp cận các thị trường lân cận? Đa số các mặt hàng xuất khẩu giảm sút là những mặt hàng sử dụng nhiều lao động, nông sản còn các lĩnh vực thâm dụng vốn, có giá trị gia tăng cao như CNTT, điện tử, điện lạnh có bù được cho các ngành xuất khẩu bị giảm sút?

Phát biểu tại kỳ họp, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho rằng, để giải quyết khó khăn của cộng đồng DN hiện nay cần có vai trò của 3 phía là nhà nước, DN và các hiệp hội ngành nghề… Mới đây, NH Nhà nước cho phép các NH thương mại được tự xem xét cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ và khoanh nợ cho DN để có cơ hội tiếp cận vốn vay mới. Tuy nhiên, thống đốc để các NH thương mại tự “xem xét”, phải hiểu từ này như thế nào chứ không thể nói chung chung được?
 
Vì vậy, bà Nguyễn Thị Hồng đề nghị người đứng đầu NH Nhà nước có buổi họp để giải đáp và bàn hướng tháo gỡ khó khăn cho DN theo nghị quyết 13 của Chính phủ. Cùng với nhiều giải pháp đang được ngành NH áp dụng, UBND TP cũng sẽ tổ chức một hội nghị kết nối giữa các NH thương mại trên địa bàn với cộng đồng DN để hai bên tìm tiếng nói chung.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng, dù còn nhiều DN chưa tiếp cận được vốn vay nhưng phải phân tích khách quan, cụ thể nguyên nhân để đánh giá. Thời gian tới, ngành NH và các sở ban ngành, hiệp hội ngành nghề TP cần có thêm nhiều giải pháp đồng bộ hơn để hỗ trợ DN. “Tuy nhiên, chúng ta cần phải phân loại đánh giá DN để không hỗ trợ tràn lan mà phải hiệu quả. Các DN nên tự cứu mình trước” – bà Quyết Tâm nhấn mạnh.

Các ngành hàng chủ lực xuất khẩu giảm mạnh
 
Giám đốc Sở Công thương TPHCM cho biết, tăng trưởng xuất khẩu 6 tháng đầu năm của TP khá thấp, chỉ bằng 1/10 so với cùng kỳ. Trong đó, các mặt hàng chủ lực như gạo giảm đến 30-40% so với cùng kỳ khi bị áp lực cạnh tranh từ các nước bạn và nhu cầu thị trường giảm sút. Cùng với gạo, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của TPHCM như cao su, giày dép, may mặc… cũng giảm mạnh hoặc tăng trưởng không cao đã kéo tăng trưởng xuất khẩu chậm lại.

Do đó, từ nay đến cuối năm TPHCM sẽ tích cực xây dựng chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại và cải cách nhiều thủ tục về thuế, hải quan…
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo