xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phóng viên bị làm khó vì “giấy phép con” của tòa

Cao Nguyên

(NLĐO) - Mặc dù là phiên tòa xét xử công khai nhưng khi các phóng viên, nhà báo tới đăng ký dự tòa thì không được chấp thuận vì quy định “giấy phép con” của tòa án

Sáng 20-12, nhiều phóng viên, nhà báo của các cơ quan báo chí đã đến TAND TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk để đăng ký tham dự phiên tòa sơ thẩm vụ án bắt giữ người trái pháp luật và cố ý gây thương tích. Đây là vụ án hình sự được TAND TP Buôn Ma Thuột đưa ra xét xử công khai.


Bảng nội quy của TAND TP Buôn Ma Thuột quy định nhà báo phải có 2 loại giấy tờ khi tác nghiệp

Bảng nội quy của TAND TP Buôn Ma Thuột quy định nhà báo phải có 2 loại giấy tờ khi tác nghiệp

Trước giờ phiên tòa diễn ra, nhiều phóng viên, nhà báo trình cho thư ký tòa giấy giới thiệu phóng viên của cơ quan hoặc thẻ nhà báo. Tuy nhiên, thư ký phiên tòa đã yêu cầu phải có 2 loại giấy tờ là giấy giới thiệu phóng viên của cơ quan hoặc thẻ nhà báo và giấy giới thiệu đến tham dự phiên tòa. Mặc dù các phóng viên đã trình bày Luật Báo chí không quy định phóng viên đã có thẻ nhà báo lại phải có thêm giấy giới thiệu khi tác nghiệp. Vậy nhưng, thư ký tòa vẫn nhất quyết không cho báo chí hoạt động nghiệp vụ tại tòa.

Theo ông Nguyễn Hoàng Dưỡng, Phó trưởng Phòng Báo chí xuất bản (Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Đắk Lắk), Nghị định số 51/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí có quy định cụ thể quyền của nhà báo: Được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thẩm phán, luật sư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật.

Còn trong Luật báo chí mới được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 11 ngày 05/4/2016 đã có quy định rõ hơn về vấn đề này: Nhà báo có quyền được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật.

Còn trường hợp phản ánh của phóng viên ở trên là do TAND TP Buôn Ma Thuột đưa quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-CA của TAND Tối cao để từ chối không cho phóng viên, nhà báo vào phòng xử án để quay phim, chụp hình do không có đủ 2 thủ tục (thẻ nhà báo và giấy giới thiệu công tác).

Cũng theo ông Dưỡng, báo chí và nhà báo có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Với tòa án, ngoài nhiệm vụ xét xử cũng có nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật cho người dân. "Thực tế, thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy tòa tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động, chính là thực hiện thêm nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật. Bởi vậy, nên việc tạo điều kiện để các phóng viên, nhà báo vào dự, đưa tin các phiên tòa xét xử công khai là điều mà HĐXX nên làm, thậm chí hai bên cần có sự phối hợp. Chỉ còn ít ngày nữa là Luật Báo chí mới sẽ có hiệu lực thi hành, tôi nghĩ Thông tư số 01/2014/TT-CA của TAND Tối cao tới đây sẽ có sửa đổi cho phù hợp hơn, để tạo điều kiện cho phóng viên, nhà báo và cơ quan báo chí thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình” - ông Dưỡng nói

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo