xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quy hoạch lề đường bán... hàng rong

Phan Anh

Những người bán hàng rong tại vỉa hè được quy hoạch thuộc quận 1, TP HCM sẽ không phải đóng bất cứ khoản phí nào và được trang bị nón, tạp dề, tập huấn kỹ năng…

Tại cuộc họp báo về kinh tế - xã hội vào sáng 29-3, Phó Chủ tịch UBND quận 1, TP HCM Nguyễn Thị Thu Hường cho biết sẽ quy hoạch thí điểm khu vực kinh doanh ăn uống theo thời gian quy định ở một số tuyến đường tại quận 1.

Ưu tiên người địa phương

Theo bà Hường, mục đích của kế hoạch là nhằm tổ chức, sắp xếp cho người dân có hoàn cảnh khó khăn đang kinh doanh lấn chiếm vỉa hè vào khu vực thí điểm để quản lý, hỗ trợ; xây dựng hình ảnh văn minh thương nghiệp. Bà Hường cho biết thực tế, người dân có nhu cầu kinh doanh, buôn bán ở vỉa hè và họ tìm mọi cách để làm. Khi đội trật tự đô thị có mặt thì họ dẹp vô, vắng mặt thì họ bày ra bán nên rất nhếch nhác, không bảo đảm an toàn thực phẩm. “Xuất phát từ thực tế đó, quận sẽ tập trung họ lại một địa điểm để quản lý và người dân cũng không mất công ăn việc làm” - bà Hường thông tin.

Một phần khu vực cảng Bạch Đằng sẽ được quy hoạch thành nơi bán hàng rong tập trung Ảnh: LÊ PHONG
Một phần khu vực cảng Bạch Đằng sẽ được quy hoạch thành nơi bán hàng rong tập trung Ảnh: LÊ PHONG

Theo đề án, những người được bán tại các khu vực này là người dân sống trên địa bàn quận, có hoàn cảnh khó khăn. Những trường hợp từ nơi khác đến sẽ không được giải quyết. Qua khảo sát từ 10 phường của quận 1, có đến 588 người mua bán ở vỉa hè. Trước mắt, quận sẽ chọn 3 điểm mua bán tập trung: Hai đoạn lề đường Nguyễn Văn Chiêm và một phần Công viên cảng Bạch Đằng (đối diện tòa nhà 18-20 Tôn Đức Thắng).

Bước đầu, UBND quận sẽ giải quyết cho 50-60 hộ, thời gian bán từ 6 giờ đến 8 giờ và từ 11 giờ đến 13 giờ; mỗi vị trí bán rộng khoảng 6 m2. Người bán sẽ được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm; tập huấn về nguồn gốc, xuất xứ và yêu cầu về chất lượng nguyên liệu dùng cho chế biến thực phẩm. Sau một tháng thí điểm, quận sẽ có sơ kết và nhân rộng trên toàn địa bàn.

Chánh Văn phòng UBND quận 1 Lâm Ngô Hoàng Anh cho biết các hộ sẽ không phải đóng bất kỳ khoản phí nào khi buôn bán tại các vỉa hè mà quận quy hoạch.

“Chúng tôi lo quá...”

Theo Chủ tịch UBND quận 1 Trần Thế Thuận, mô hình khu vực kinh doanh ăn uống là một biện pháp nằm trong tổng thể các giải pháp nhằm chấn chỉnh trật tự lòng lề đường, mỹ quan đô thị. “Dù làm cách nào, quan điểm của quận là dọn dẹp lòng lề đường, vỉa hè nhưng người dân phải có cuộc sống tốt hơn” - ông Thuận nhấn mạnh.

Trước thông tin trên, hàng chục phụ nữ bán hàng rong quê ở Bình Định đang trọ ở một chung cư cũ gần cầu Ông Lãnh (quận 1) rất lo lắng. Những phụ nữ này cho biết hằng ngày, khi bán hàng họ thường bị đội trật tự đô thị đuổi. Bà Lê Thị Liễu, bán bánh tráng trộn ngay giao lộ Đề Thám - Phạm Ngũ Lão, kể sáng nào bà và khoảng 30 phụ nữ khác quẩy gánh đi bán đến hơn 22 giờ mới nghỉ. Không những khách trong nước mà còn khá nhiều vị Tây “ba-lô” tìm đến ăn. Họ chọn những món quà vặt của bà Liễu như một sự trải nghiệm, vui chơi khi du lịch tại TP HCM.

Tất cả những phụ nữ ở đây thừa nhận việc buôn bán trên vỉa hè là sai nhưng vì nghèo khó, không đủ tiền thuê mặt bằng, không có chỗ bán đàng hoàng nên đành phải vừa bán vừa... chạy. Bà Liễu làm nghề này được 4 năm và trên 10 lần bị tịch thu đồ nghề. “Nghe tin bán hàng rong được bố trí chỗ bán chúng tôi mừng lắm nhưng rồi được biết chỉ người ở quận 1 mới được bán thì chúng tôi lo quá. Vậy là hết đường buôn bán” - bà Liễu nói.

Còn ông Trần Văn Lang, một người bán bánh sắn nướng cạnh Nhà Văn hóa Thanh Niên TP HCM, lại cho rằng bán ở vỉa hè thì nhanh, gọn, tiện lợi. Mua bịch sắn, gói bánh tráng trộn mà phải mất công gửi xe máy tốn 3.000-5.000 đồng rồi vào khu ẩm thực tập trung để mua thì chẳng mấy người muốn.

Doanh nghiệp cho vay tiền lát đá vỉa hè

Nói về kinh phí khoảng 1.000 tỉ đồng để lát đá vỉa hè của 134 tuyến đường, Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Thị Thu Hường cho biết con số trên là chưa chính xác. Đây chỉ là số tiền mà các doanh nghiệp gắn bó lâu năm trên địa bàn quận 1 cam kết hỗ trợ cho quận để thực hiện kế hoạch chỉnh trang đô thị. Họ sẽ ứng vốn cho quận thực hiện không lấy lãi và hoàn trả trong thời gian 3-5 năm. “Kinh phí thực hiện dự án này cụ thể bao nhiêu, quận sẽ tính toán kỹ trong lộ trình thực hiện đến năm 2019, sau khi được UBND TP đồng ý chủ trương” - bà Hường thông tin.

Bà Hường cho rằng quận 1 hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách để đầu tư chỉnh trang đô thị mà dành chăm lo cho người nghèo, diện chính sách… Đối với việc thực hiện các công trình chỉnh trang đô thị, quận không xin TP tiền mà chỉ xin cơ chế để thu hút đầu tư. Về cách nào để trả lại tiền cho doanh nghiệp, bà Hường cho biết có 2 nguồn: Thứ nhất, nguồn thu vượt ngân sách hằng năm được TP để lại cho quận thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội. Thứ hai, tiền quảng cáo được quận khai thác sử dụng trên địa bàn.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo